Thu hồi đất công lãng phí: Phải kiên quyết hơn
Không ít nhà đất công ở Tp.HCM sử dụng lãng phí hoặc sai mục đích và đã có lệnh thu hồi từ nhiều năm qua nhưng sau bốn năm thực hiện, Tp.HCM mới thu hồi được 142 trong tổng số 207 nhà đất công sử dụng lãng phí.
Cuối năm 2010, Tp.HCM đã thực hiện cưỡng chế tháo dỡ cụm nhà hàng Trầu Cau trong công viên Tao Đàn để trả đất xây dựng khu vui chơi cho trẻ em. Việc làm này thể hiện quyết tâm của lãnh đạo TP trong việc thực hiện “Năm 2011 - năm vì trẻ em”. Tuy nhiên, nếu nhìn lại quá trình quản lý, sử dụng nhà đất công trên địa bàn TP cũng còn nhiều nghịch lý, trong đó nhức nhối nhất là tình trạng thiếu đất để xây trường học, làm công viên, nhà tái định cư nhưng thừa đất cho thuê làm kho hàng, bãi đậu xe và thậm chí bỏ hoang.
101 lý do...
Điển hình nhất là ở quận 8, nơi người dân còn phải trú ngụ trong nhiều khu nhà lụp xụp, học sinh chen nhau trong những lớp học chật chội nhưng lại có hàng chục địa chỉ nhà đất công được các đơn vị quản lý, sử dụng không đúng mục đích. Theo UBND quận 8, qua tổng kiểm tra năm 2007 đã phát hiện 33 địa chỉ vi phạm, phổ biến nhất là cho thuê không đúng mục đích, bỏ trống. UBND quận đã quy hoạch, sắp xếp lại các địa chỉ này theo hướng thu hồi để bán đấu giá hoặc chuyển công năng sang xây dựng trường học, chung cư tái định cư.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2010 nhiều mặt bằng, kho bãi thuộc diện thu hồi ở quận này vẫn còn án binh bất động. Chẳng hạn, nhà đất tại 306B Bến Bình Đông (do Công ty Thương mại kỹ thuật đầu tư Petec quản lý) có diện tích 6.500m2 đã được UBND TP ra quyết định thu hồi mấy năm nay nhưng đến nay vẫn chưa đâu vào đâu, nguyên nhân được giải thích là do có bố trí năm hộ dân ở đây, phải lập phương án bồi thường.
Tương tự, hàng loạt nhà kho khác trên đường Bến Bình Đông tại các địa chỉ 275, 287-291, 305-307, 681 và 42-46 Mạc Vân đã có chủ trương thu hồi để xây dựng Trường tiểu học Lý Thái Tổ và Trường THPT phường 13 nhưng tiến độ thu hồi rất chậm.
Nhiều địa chỉ nhà đất công tại các quận khác cũng trong tình trạng chưa thu hồi được. Đơn cử khoảnh đất rộng 1.200m2 tọa lạc tại 205 Bến Chương Dương (quận 1) lâu nay do Công ty cao su Bến Thành (Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn) sử dụng, đã có quyết định thu hồi của UBND Tp.HCM từ tháng 3-2006, đến nay vẫn chưa thu hồi được dù UBND TP đã nhiều lần có văn bản chỉ đạo, nguyên nhân là do còn vướng một hộ dân đang ở trong khu đất.
Một trường hợp khác, khu đất rộng trên 14.000m2 số 152 Lạc Long Quân (quận 11), do Công ty thủy tinh Phú Thọ (Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Sài Gòn) sử dụng, có quyết định thu hồi của Bộ Tài chính để giao cho quận xây dựng chợ Bình Thới, đến nay quyết định này vẫn giậm chân tại chỗ do phương án đền bù chưa được tổng công ty thống nhất.
Theo ban chỉ đạo thực hiện quyết định 09 của Chính phủ về sắp xếp, thu hồi nhà đất công sử dụng lãng phí, đến nay có 142/207 địa chỉ nhà đất được thu hồi, bàn giao để đưa vào sử dụng cho các mục đích công cộng, với tổng diện tích trên 324.000m2.
Số còn lại chưa thu hồi được do nhiều nguyên nhân: còn chờ đo vẽ lại ranh đất, phải lập phương án bồi thường hỗ trợ di dời cho các cơ quan và cho các hộ dân đang cư ngụ, còn khiếu nại... Trong số này, còn 43 địa chỉ nhà đất đã có quyết định thu hồi nhưng chưa triển khai do quyết định mới ban hành.
Theo UBND TP, nhiều nhà đất do Công ty TNHH một thành viên Quản lý kinh doanh nhà TP quản lý là “khối tài sản lớn, có giá trị kinh tế cao, đa số nằm ở vị trí thuận lợi tại các quận trung tâm TP”. Thế nhưng, khi rà soát việc cho thuê khối tài sản này mới nhận ra tình trạng vi phạm hợp đồng thuê với nhiều kiểu như: sử dụng nhà trái mục đích thuê, cho thuê lại, để trống diện tích sử dụng không hết công năng, để nợ tiền thuê nhà kéo dài...
Phải kiên quyết hơn
UBND TP nhìn nhận khi xử lý thu hồi các trường hợp nhà đất công sử dụng lãng phí hoặc có sai phạm thì đều gặp khó khăn. Hàng loạt nguyên nhân được chỉ ra, trong đó thiếu các biện pháp chế tài thích đáng, nhiều trường hợp nhà đất thuộc cơ quan trung ương quản lý nhưng khi UBND TP có ý kiến xử lý thì lại rơi vào im lặng. Kết luận của UBND TP cũng cho thấy Công ty TNHH một thành viên Quản lý kinh doanh nhà TP đã nhiều lần kiến nghị xử lý nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Trước tình hình này, ông Nguyễn Thành Tài - phó chủ tịch thường trực UBND TP - đã yêu cầu công khai các trường hợp vi phạm, kiên quyết thu hồi nhằm lập lại kỷ cương pháp luật trong việc thuê sử dụng tài sản nhà nước. Tại cuộc làm việc mới đây với Bộ Tài nguyên - môi trường về thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai, cả lãnh đạo bộ và lãnh đạo TP đều thống nhất kiên quyết thu hồi những diện tích đất đai mà các đơn vị nắm giữ nhưng sử dụng sai mục đích, sai công năng, không có nhu cầu sử dụng... và truy thu số tiền thuê đất còn nợ Nhà nước.
101 lý do...
Điển hình nhất là ở quận 8, nơi người dân còn phải trú ngụ trong nhiều khu nhà lụp xụp, học sinh chen nhau trong những lớp học chật chội nhưng lại có hàng chục địa chỉ nhà đất công được các đơn vị quản lý, sử dụng không đúng mục đích. Theo UBND quận 8, qua tổng kiểm tra năm 2007 đã phát hiện 33 địa chỉ vi phạm, phổ biến nhất là cho thuê không đúng mục đích, bỏ trống. UBND quận đã quy hoạch, sắp xếp lại các địa chỉ này theo hướng thu hồi để bán đấu giá hoặc chuyển công năng sang xây dựng trường học, chung cư tái định cư.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2010 nhiều mặt bằng, kho bãi thuộc diện thu hồi ở quận này vẫn còn án binh bất động. Chẳng hạn, nhà đất tại 306B Bến Bình Đông (do Công ty Thương mại kỹ thuật đầu tư Petec quản lý) có diện tích 6.500m2 đã được UBND TP ra quyết định thu hồi mấy năm nay nhưng đến nay vẫn chưa đâu vào đâu, nguyên nhân được giải thích là do có bố trí năm hộ dân ở đây, phải lập phương án bồi thường.
Tương tự, hàng loạt nhà kho khác trên đường Bến Bình Đông tại các địa chỉ 275, 287-291, 305-307, 681 và 42-46 Mạc Vân đã có chủ trương thu hồi để xây dựng Trường tiểu học Lý Thái Tổ và Trường THPT phường 13 nhưng tiến độ thu hồi rất chậm.
Nhiều địa chỉ nhà đất công tại các quận khác cũng trong tình trạng chưa thu hồi được. Đơn cử khoảnh đất rộng 1.200m2 tọa lạc tại 205 Bến Chương Dương (quận 1) lâu nay do Công ty cao su Bến Thành (Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn) sử dụng, đã có quyết định thu hồi của UBND Tp.HCM từ tháng 3-2006, đến nay vẫn chưa thu hồi được dù UBND TP đã nhiều lần có văn bản chỉ đạo, nguyên nhân là do còn vướng một hộ dân đang ở trong khu đất.
Một trường hợp khác, khu đất rộng trên 14.000m2 số 152 Lạc Long Quân (quận 11), do Công ty thủy tinh Phú Thọ (Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Sài Gòn) sử dụng, có quyết định thu hồi của Bộ Tài chính để giao cho quận xây dựng chợ Bình Thới, đến nay quyết định này vẫn giậm chân tại chỗ do phương án đền bù chưa được tổng công ty thống nhất.
Theo ban chỉ đạo thực hiện quyết định 09 của Chính phủ về sắp xếp, thu hồi nhà đất công sử dụng lãng phí, đến nay có 142/207 địa chỉ nhà đất được thu hồi, bàn giao để đưa vào sử dụng cho các mục đích công cộng, với tổng diện tích trên 324.000m2.
Số còn lại chưa thu hồi được do nhiều nguyên nhân: còn chờ đo vẽ lại ranh đất, phải lập phương án bồi thường hỗ trợ di dời cho các cơ quan và cho các hộ dân đang cư ngụ, còn khiếu nại... Trong số này, còn 43 địa chỉ nhà đất đã có quyết định thu hồi nhưng chưa triển khai do quyết định mới ban hành.
Theo UBND TP, nhiều nhà đất do Công ty TNHH một thành viên Quản lý kinh doanh nhà TP quản lý là “khối tài sản lớn, có giá trị kinh tế cao, đa số nằm ở vị trí thuận lợi tại các quận trung tâm TP”. Thế nhưng, khi rà soát việc cho thuê khối tài sản này mới nhận ra tình trạng vi phạm hợp đồng thuê với nhiều kiểu như: sử dụng nhà trái mục đích thuê, cho thuê lại, để trống diện tích sử dụng không hết công năng, để nợ tiền thuê nhà kéo dài...
Kho 681 Bến Bình Đông (quận 8) đã có quyết định thu hồi từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được - Ảnh: Minh Đức |
Phải kiên quyết hơn
UBND TP nhìn nhận khi xử lý thu hồi các trường hợp nhà đất công sử dụng lãng phí hoặc có sai phạm thì đều gặp khó khăn. Hàng loạt nguyên nhân được chỉ ra, trong đó thiếu các biện pháp chế tài thích đáng, nhiều trường hợp nhà đất thuộc cơ quan trung ương quản lý nhưng khi UBND TP có ý kiến xử lý thì lại rơi vào im lặng. Kết luận của UBND TP cũng cho thấy Công ty TNHH một thành viên Quản lý kinh doanh nhà TP đã nhiều lần kiến nghị xử lý nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Trước tình hình này, ông Nguyễn Thành Tài - phó chủ tịch thường trực UBND TP - đã yêu cầu công khai các trường hợp vi phạm, kiên quyết thu hồi nhằm lập lại kỷ cương pháp luật trong việc thuê sử dụng tài sản nhà nước. Tại cuộc làm việc mới đây với Bộ Tài nguyên - môi trường về thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai, cả lãnh đạo bộ và lãnh đạo TP đều thống nhất kiên quyết thu hồi những diện tích đất đai mà các đơn vị nắm giữ nhưng sử dụng sai mục đích, sai công năng, không có nhu cầu sử dụng... và truy thu số tiền thuê đất còn nợ Nhà nước.
Khẩn trương sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị số 2407/CT- TTg về việc đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh thành khẩn trương kiểm tra, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác thuộc trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước để làm căn cứ triển khai thực hiện. UBND các tỉnh thành phối hợp Bộ Tài chính và các bộ ngành có liên quan quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước sử dụng không đúng mục đích, bỏ trống, cho mượn, cho thuê. UBND các tỉnh thành chủ trì, phối hợp các bộ ngành khẩn trương lập, phê duyệt phương án di dời, bồi thường hỗ trợ, tái định cư để di dời các hộ dân ra khỏi khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị thuộc trung ương quản lý. Đánh giá bốn năm thực hiện quyết định 09 của Chính phủ về việc sắp xếp, thu hồi nhà đất công sử dụng lãng phí, chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ: vẫn còn một số bộ ngành, địa phương chưa triển khai đầy đủ quyết định này, dẫn đến tiến độ thực hiện chậm, phương án xử lý chưa phù hợp... |
(Theo Tuổi trẻ)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet