Thủ đô Hà Nội mới sẽ có nhiều nét mới tầm khu vực
Ngày 29/5/2008, Quốc hội khóa XII đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về mở rộng địa giới hành chính Hà Nội. Theo đó, sau khi hợp nhất, toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây, 4 xã huyện Lương Sơn (Hòa Bình), huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) sẽ về với Thủ đô.
Thủ đô Hà Nội mở rộng có tổng quy mô diện tích tự nhiên là khoảng trên 3300 km2, tổng quy mô dân số là hơn 6 triệu dân, trong đó gần 2,5 triệu dân đô thị (40%), có 29 đơn vị hành chính quận, huyện, 575 đơn vị xã, phường, thị trấn. Phía Đông Hà Nội mở rộng sẽ giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên. Phía Tây giáp Hòa Bình và Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nam, phía Bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng) - Ngô Trung Hải người chủ trì đề án định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội mở rộng cho biết, việc xây dựng đồ án quy hoạch chung cho Hà Nội mở rộng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050 là để Thủ đô biểu trưng của quốc gia, một đô thị hiện đại năng động và hiệu quả, trung tâm hành chính, chính trị quốc gia, một trung tâm lớn của quốc gia về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế có tầm khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Theo định hướng của Chính phủ, sẽ mời các tư vấn nước ngoài lập quy hoạch cho Thủ đô mở rộng. Việc chọn nhà tư vấn sẽ mất một vài tháng. Theo tôi, có thể từ 1/8 năm nay đã có thể chọn được nhà tư vấn để bắt tay vào việc lập đồ án quy hoạch. Việc lập đồ án quy hoạch sẽ không giao hết cho các nhà tư vấn, mà sẽ được công khai và lấy ý kiến của toàn xã hội ngay từ bước đầu.
Theo dự kiến, sẽ mời các tổ chức, các nhà khoa học và nhân dân tham gia ngay trong quá trình đề xuất những ý tưởng cụ thể. Khi có các sản phẩm cụ thể thì sẽ triển lãm, trưng bày để tiếp tục lấy ý kiến. Theo định hướng của Chính phủ thì đồ án này sẽ tiếp tục được trình để lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội
Việc lập đồ án quy hoạch Thủ đô mở rộng là việc lớn nên Chính phủ sẽ giao cho Bộ Xây dựng và một số bộ, ngành liên quan phối hợp với TP Hà Nội mới thực hiện. Việc tổ chức xây dựng quy hoạch chung của Hà Nội mở rộng, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay, chậm nhất là cuối năm 2009.
Về mô hình không gian trong thời gian tới, theo định hướng chung thì Hà Nội mới phải là một Thủ đô đa chức năng. Điều này cũng có nghĩa là Thủ đô mới sẽ có những khu hành chính, thương mại, văn hoá, khoa học… Theo báo cáo tóm tắt “Đề án định hướng quy hoạch Thủ đô mở rộng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” vừa được Chính phủ trình Quốc hội, định hướng phát triển không gian Thủ đô mới được thiết kế hướng tâm và ba trục phát triển đô thị chính nhằm đạt 3 mục tiêu cơ bản.
Để phục vụ cho mục tiêu thứ nhất là xây dựng Thủ đô mở rộng thành một tổng thể “đa trung tâm” có cấu trúc hoàn chỉnh, hiện đại. Bao gồm đô thị trung tâm chính và các thành phố vệ tinh trong vùng mở rộng, tạo các cực phát triển mới đảm đương các chức năng lớn của yêu cầu phát triển, thì hướng tổ chức không gian một số vùng và các đô thị vệ tinh chủ yếu như sau:
Vùng đô thị cũ hiện hữu (nội đô Hà Nội hiện nay) là khu vực sẽ trở thành vùng đô thị bảo tồn, có tính chất lịch sử văn hóa truyền thống. Khu vực này vẫn tiếp tục cải tạo chỉnh trang và hoàn chỉnh cảnh quan đô thị, xây dựng các trung tâm tài chính, thương mại hiện đại, đẳng cấp quốc tế nhằm cải thiện môi trường khu vực trung tâm thực sự là hình ảnh tiêu biểu của Thủ đô. Cải tạo và giãn dần dân cư tại các khu nhà thấp tầng, chung cư cũ ra khu vực khu đô thị vệ tinh xung quanh theo các chương trình nhà ở xã hội và phát triển các khu đô thị mới.
Vùng phát triển mở rộng có ngưỡng đến vùng thoát lũ sông Đáy (vành đai 4) tạo vùng giãn dân cho trung tâm, phát triển các khu đô thị xen kẽ với không gian mở, kết hợp công viên, vành đai xanh và trục mở để đưa những khoảng cây- công viên - rừng (tạo sự kết nối từ rừng Quốc gia Ba Vì về trung tâm cũ Hà Nội).
Khu vực này cần được kiểm soát chặt chẽ tránh tình trạng phát triển lan tỏa từ trung tâm và xây dựng ồ ạt bám xung quanh vành đai vùng 4, các dự án khu đô thị mới phá vỡ không gian cây xanh và vành đai xanh quanh Hà Nội cũ. Về phía Bắc, vùng mở rộng đô thị, phát triển trung tâm đô thị bắc sông Hồng về giao dịch, thương mại, tài chính, văn hóa giải trí, gắn vùng cửa ngõ tiếp vận quốc gia Nội Bài với các đô thị hàng không Nội Bài, Mê Linh, Sóc Sơn và các trung tâm công nghiệp phía bắc gắn trục Côn Minh - Hạ Long.
Về phía Tây, vùng đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai liên kết phát triển các trung tâm mới cấp độ quốc gia. Đô thị Hòa Lạc (dự kiến 85 vạn dân năm 2050) phát triển khu hành chính quốc gia và trung tâm nghiên cứu khoa học, khu công nghệ cao, các khu trung tâm văn hoá-giải trí lớn mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế và các khu đô thị mới hiện đại.
Đô thị Sơn Tây, đô thị cũ (dự kiến khoảng 60 vạn dân vào năm 2050) phát triển theo hướng tôn tạo các khu vực lịch sử như làng cổ Đường Lâm, thành cổ Sơn Tây, các làng nghề truyền thống, phát triển khu vực ương trồng cây cảnh phục vụ cho Thủ đô và Vùng, phát triển dịch vụ du lịch.
Đô thị mới Xuân Mai (dự kiến khoảng 85 vạn dân vào năm 2050) phát triển theo hướng trở thành một trung tâm đào tạo đại học (gắn kết chặt chẽ với trục Thanh Xuân - Hà Đông - Xuân Mai, tạo chuỗi đô thị đại học), trung tâm thể thao quốc gia, khu vực tập trung đất dành cho quốc phòng, các khu nhà ở công nhân.
Ngoài vùng đô thị hiện hữu, thủ đô mở rộng sẽ có hai khu đô thị vệ tinh là Đại Nghĩa và Phú Xuyên với quy mô dự kiến khoảng 30 vạn dân vào năm 2050; Có ba trục phát triển đô thị chính là trục bắt nguồn từ Ba Vì, Sóc Sơn và Ứng Hoà đều hướng về trung tâm Thủ đô.
Một số dự án quy hoạch cũ không phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của Hà Nội mở rộng sẽ không được thực hiện. Hiện nay chưa có quy hoạch của Hà Nội mở rộng nhưng theo định hướng của Chính phủ thì các khu đô thị chức năng sẽ được quy hoạch chặt chẽ, không thể chấp nhận tình trạng “da báo”.
Những dự án, quy hoạch không phù hợp với quy hoạch chung thì sẽ phải thu hồi đất chứ không phải là cho thay đổi loại hình dự án cho “giông giống” với chức năng của vùng đó. Ví dụ, đã có khu đô thị về đại học thì tất cả các trường đại học sẽ phải đưa vào đó chứ không thể là để mỗi nơi một vài trường và đã là quy hoạch dân cư thì phải đưa vào thành một vùng có quy mô vài chục vạn, cũng như không quy hoạch vùng nông nghiệp trọng điểm thì không thể chấp nhận có một vài nhà máy, dự án nằm rài rác ở giữa.
Ngoài ra, để hướng tới mục tiêu quy hoạch phát triển Thủ đô mở rộng như một tổng thể không gian phát triển, hướng tổ chức không gia sẽ gồm có các trung tâm đô thị, các vùng chức năng được phân định dựa trên giới hạn khung tự nhiên; mở rộng các trung tâm du lịch như Ba Vì, Hương Sơn..; có các vành đai chức năng xung quanh đô thị trung tâm như vành đai đô thị liên kết, vành đai xanh, vành đai các khu vực nông nghiệp với mục tiêu hình thành Thủ đô Hà Nội mở rộng theo hướng tổng thể bền vững, phát triển hiệu quả trong sử dụng đất đai theo hướng bảo vệ tài nguyên môi trường và bảo vệ các vành đai nông nghiệp, rau quả phục vụ đô thị.
Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng) - Ngô Trung Hải người chủ trì đề án định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội mở rộng cho biết, việc xây dựng đồ án quy hoạch chung cho Hà Nội mở rộng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050 là để Thủ đô biểu trưng của quốc gia, một đô thị hiện đại năng động và hiệu quả, trung tâm hành chính, chính trị quốc gia, một trung tâm lớn của quốc gia về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế có tầm khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Theo định hướng của Chính phủ, sẽ mời các tư vấn nước ngoài lập quy hoạch cho Thủ đô mở rộng. Việc chọn nhà tư vấn sẽ mất một vài tháng. Theo tôi, có thể từ 1/8 năm nay đã có thể chọn được nhà tư vấn để bắt tay vào việc lập đồ án quy hoạch. Việc lập đồ án quy hoạch sẽ không giao hết cho các nhà tư vấn, mà sẽ được công khai và lấy ý kiến của toàn xã hội ngay từ bước đầu.
Theo dự kiến, sẽ mời các tổ chức, các nhà khoa học và nhân dân tham gia ngay trong quá trình đề xuất những ý tưởng cụ thể. Khi có các sản phẩm cụ thể thì sẽ triển lãm, trưng bày để tiếp tục lấy ý kiến. Theo định hướng của Chính phủ thì đồ án này sẽ tiếp tục được trình để lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội
Việc lập đồ án quy hoạch Thủ đô mở rộng là việc lớn nên Chính phủ sẽ giao cho Bộ Xây dựng và một số bộ, ngành liên quan phối hợp với TP Hà Nội mới thực hiện. Việc tổ chức xây dựng quy hoạch chung của Hà Nội mở rộng, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay, chậm nhất là cuối năm 2009.
Về mô hình không gian trong thời gian tới, theo định hướng chung thì Hà Nội mới phải là một Thủ đô đa chức năng. Điều này cũng có nghĩa là Thủ đô mới sẽ có những khu hành chính, thương mại, văn hoá, khoa học… Theo báo cáo tóm tắt “Đề án định hướng quy hoạch Thủ đô mở rộng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” vừa được Chính phủ trình Quốc hội, định hướng phát triển không gian Thủ đô mới được thiết kế hướng tâm và ba trục phát triển đô thị chính nhằm đạt 3 mục tiêu cơ bản.
Để phục vụ cho mục tiêu thứ nhất là xây dựng Thủ đô mở rộng thành một tổng thể “đa trung tâm” có cấu trúc hoàn chỉnh, hiện đại. Bao gồm đô thị trung tâm chính và các thành phố vệ tinh trong vùng mở rộng, tạo các cực phát triển mới đảm đương các chức năng lớn của yêu cầu phát triển, thì hướng tổ chức không gian một số vùng và các đô thị vệ tinh chủ yếu như sau:
Vùng đô thị cũ hiện hữu (nội đô Hà Nội hiện nay) là khu vực sẽ trở thành vùng đô thị bảo tồn, có tính chất lịch sử văn hóa truyền thống. Khu vực này vẫn tiếp tục cải tạo chỉnh trang và hoàn chỉnh cảnh quan đô thị, xây dựng các trung tâm tài chính, thương mại hiện đại, đẳng cấp quốc tế nhằm cải thiện môi trường khu vực trung tâm thực sự là hình ảnh tiêu biểu của Thủ đô. Cải tạo và giãn dần dân cư tại các khu nhà thấp tầng, chung cư cũ ra khu vực khu đô thị vệ tinh xung quanh theo các chương trình nhà ở xã hội và phát triển các khu đô thị mới.
Vùng phát triển mở rộng có ngưỡng đến vùng thoát lũ sông Đáy (vành đai 4) tạo vùng giãn dân cho trung tâm, phát triển các khu đô thị xen kẽ với không gian mở, kết hợp công viên, vành đai xanh và trục mở để đưa những khoảng cây- công viên - rừng (tạo sự kết nối từ rừng Quốc gia Ba Vì về trung tâm cũ Hà Nội).
Khu vực này cần được kiểm soát chặt chẽ tránh tình trạng phát triển lan tỏa từ trung tâm và xây dựng ồ ạt bám xung quanh vành đai vùng 4, các dự án khu đô thị mới phá vỡ không gian cây xanh và vành đai xanh quanh Hà Nội cũ. Về phía Bắc, vùng mở rộng đô thị, phát triển trung tâm đô thị bắc sông Hồng về giao dịch, thương mại, tài chính, văn hóa giải trí, gắn vùng cửa ngõ tiếp vận quốc gia Nội Bài với các đô thị hàng không Nội Bài, Mê Linh, Sóc Sơn và các trung tâm công nghiệp phía bắc gắn trục Côn Minh - Hạ Long.
Về phía Tây, vùng đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai liên kết phát triển các trung tâm mới cấp độ quốc gia. Đô thị Hòa Lạc (dự kiến 85 vạn dân năm 2050) phát triển khu hành chính quốc gia và trung tâm nghiên cứu khoa học, khu công nghệ cao, các khu trung tâm văn hoá-giải trí lớn mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế và các khu đô thị mới hiện đại.
Đô thị Sơn Tây, đô thị cũ (dự kiến khoảng 60 vạn dân vào năm 2050) phát triển theo hướng tôn tạo các khu vực lịch sử như làng cổ Đường Lâm, thành cổ Sơn Tây, các làng nghề truyền thống, phát triển khu vực ương trồng cây cảnh phục vụ cho Thủ đô và Vùng, phát triển dịch vụ du lịch.
Đô thị mới Xuân Mai (dự kiến khoảng 85 vạn dân vào năm 2050) phát triển theo hướng trở thành một trung tâm đào tạo đại học (gắn kết chặt chẽ với trục Thanh Xuân - Hà Đông - Xuân Mai, tạo chuỗi đô thị đại học), trung tâm thể thao quốc gia, khu vực tập trung đất dành cho quốc phòng, các khu nhà ở công nhân.
Ngoài vùng đô thị hiện hữu, thủ đô mở rộng sẽ có hai khu đô thị vệ tinh là Đại Nghĩa và Phú Xuyên với quy mô dự kiến khoảng 30 vạn dân vào năm 2050; Có ba trục phát triển đô thị chính là trục bắt nguồn từ Ba Vì, Sóc Sơn và Ứng Hoà đều hướng về trung tâm Thủ đô.
Một số dự án quy hoạch cũ không phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của Hà Nội mở rộng sẽ không được thực hiện. Hiện nay chưa có quy hoạch của Hà Nội mở rộng nhưng theo định hướng của Chính phủ thì các khu đô thị chức năng sẽ được quy hoạch chặt chẽ, không thể chấp nhận tình trạng “da báo”.
Những dự án, quy hoạch không phù hợp với quy hoạch chung thì sẽ phải thu hồi đất chứ không phải là cho thay đổi loại hình dự án cho “giông giống” với chức năng của vùng đó. Ví dụ, đã có khu đô thị về đại học thì tất cả các trường đại học sẽ phải đưa vào đó chứ không thể là để mỗi nơi một vài trường và đã là quy hoạch dân cư thì phải đưa vào thành một vùng có quy mô vài chục vạn, cũng như không quy hoạch vùng nông nghiệp trọng điểm thì không thể chấp nhận có một vài nhà máy, dự án nằm rài rác ở giữa.
Ngoài ra, để hướng tới mục tiêu quy hoạch phát triển Thủ đô mở rộng như một tổng thể không gian phát triển, hướng tổ chức không gia sẽ gồm có các trung tâm đô thị, các vùng chức năng được phân định dựa trên giới hạn khung tự nhiên; mở rộng các trung tâm du lịch như Ba Vì, Hương Sơn..; có các vành đai chức năng xung quanh đô thị trung tâm như vành đai đô thị liên kết, vành đai xanh, vành đai các khu vực nông nghiệp với mục tiêu hình thành Thủ đô Hà Nội mở rộng theo hướng tổng thể bền vững, phát triển hiệu quả trong sử dụng đất đai theo hướng bảo vệ tài nguyên môi trường và bảo vệ các vành đai nông nghiệp, rau quả phục vụ đô thị.
Theo Kinh Tế Đô Thị
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet