Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng
Bộ Xây dựng vừa hoàn chỉnh và trình Chính phủ dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở thay thế Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà (gọi tắt là Nghị định số 126/2004/NĐ-CP).
Sau hơn 4 năm thực hiện, Nghị định số 126/2004/NĐ-CP đã có tác dụng đưa các hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà vào nền nếp và hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ra đời trong bối cảnh hệ thống pháp luật chưa đồng bộ: Luật Xây dựng chưa có hiệu lực thi hành, chưa có Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, chưa có Nghị định về quản lý vật liệu xây dựng, Nghị định về xử lý vi phạm trật tự đô thị, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra xây dựng.
Những quy định của Nghị định như mức xử phạt còn thấp, không đủ sức răn đe, có quy định biện pháp khắc phục hậu quả nhưng chưa cụ thể dẫn đến hiện tượng “phạt cho tồn tại” trên thực tế, thẩm quyền xử phạt của cấp xã, phường còn thấp, nhiều hành vi vi phạm chưa quy định trong Nghị định như các hành vi vi phạm trong công tác khảo sát xây dựng, về lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh vật liệu xây dựng;
Nghị định mới thay thế Nghị định 126/2004/NĐ-CP sẽ quy định đầy đủ, rõ ràng hơn các hành vi vi phạm, tăng mức xử phạt, đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa và tăng tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật; phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Bộ Xây dựng, với Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Dự thảo Nghị định gồm 9 Chương, 75 Điều.
Những quy định của Nghị định như mức xử phạt còn thấp, không đủ sức răn đe, có quy định biện pháp khắc phục hậu quả nhưng chưa cụ thể dẫn đến hiện tượng “phạt cho tồn tại” trên thực tế, thẩm quyền xử phạt của cấp xã, phường còn thấp, nhiều hành vi vi phạm chưa quy định trong Nghị định như các hành vi vi phạm trong công tác khảo sát xây dựng, về lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh vật liệu xây dựng;
Nghị định mới thay thế Nghị định 126/2004/NĐ-CP sẽ quy định đầy đủ, rõ ràng hơn các hành vi vi phạm, tăng mức xử phạt, đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa và tăng tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật; phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Bộ Xây dựng, với Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Dự thảo Nghị định gồm 9 Chương, 75 Điều.
Theo Báo Xây Dựng
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet