Tính đến nay, trên cả nước có 15 vùng liên tỉnh, 13 khu kinh tế cửa khẩu và 15 khu kinh tế ven biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 60/63 địa phương đã tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng, tỉnh. Tỷ lệ lập quy hoạch chung đô thị đã đạt 100%. Song, quy hoạch chi tiết chỉ đạt khoảng 33%, tức tăng 3% so với năm 2014. Trong khi đó, quy hoạch xây dựng nông thôn đạt 98,2%, so với năm 2014 tăng 3,3%.

Nguyên nhân về việc chậm trễ lập quy hoạch chi tiết 1/500 đối với khu vực đô thị so với quy hoạch chung là do nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm, quyết liệt trong triển khai công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị. Ngoài ra, kinh phí dành cho công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị còn hạn chế, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn ngân sách nhà nước, chưa xã hội hóa, đa dạng hóa được các nguồn lực để thực hiện. Do đó, theo số liệu công bố của Bộ Xây dựng, tốc độ lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết tăng trung bình chỉ 2,5%/năm. Còn khoảng 65% quy hoạch chi tiết chưa thực hiện, cứ tiếp tục với tốc độ này thì phải mất ít nhất 26 năm nữa để hoàn thành. Điều này sẽ để lại nhiều hệ lụy và khắc phục chắc chắn rất tốn kém và không thể thống kê nổi.

quy hoạch đô thị
Việc lập quy hoạch chi tiết 1/500 đối với khu vực đô thị so
với quy hoạch chung còn chậm trễ

Điều đáng lo ngại là, khi thiếu đi quy hoạch chi tiết thì chắc chắn công tác quản lý và giám sát các dự án của các cơ quan quản lý sẽ gặp khó khăn. Khi ấy, chắc chắn tình trạng lập dự án không phù hợp, phát sinh lợi ích nhóm… sẽ xảy ra và các công trình đội vốn, dang dở, nằm đắp chiếu xuất hiện sẽ càng nhiều. Đơn cử như trường hợp Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ ký duyệt ngày 26/7/2011. Cho đến nay đã gần 5 năm, song nhiều quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu chưa được phê duyệt, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc công trình cao tầng nội đô chưa được ban hành. Việc chậm trễ này khiến người dân, doanh nghiệp mất nhiều thời gian thỏa thuận và phải chạy đủ mọi cửa xin cơ quan chức năng cho phép, gây khó khăn đối với công trình cao tầng. Từ cơ chế này dễ nảy sinh tiêu cực và để lại nhiều hậu quả khó khắc phục, điển hình như câu chuyện tại dự án 8B Lê Trực hay một số dự án xây sai giấy phép, cơi nới thêm tầng tại Khu tổ hợp chung cư Đại Thanh, Chung cư 93 Lò Đúc, SkyCity 88 Láng Hạ…

Trên thực tế, việc quản lý và kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch đã được quy định tại Nghị định 11/2013/NĐ-CP. Cụ thể, nhấn mạnh về việc thành lập các ban quản lý khu vực phát triển đô thị trực thuộc tỉnh, có trách nhiệm quản lý, giám sát, điều phối về quy hoạch đô thị của cả một vùng. Trên cơ sở rà soát lại quy hoạch, Ban quản lý sẽ phân loại dự án đã đề xuất và xem xét quyết định cho tạm dừng, dừng hoặc được phép triển khai dựa trên các nguyên tắc cơ bản phù hợp phân khu, nhằm đảm bảo yêu cầu về mặt bằng hạ tầng cơ sở giao thông theo luật pháp quy định và chủ đầu tư có năng lực đảm bảo hoàn thành các dự án đúng tiến độ chất lượng. Nhưng sau gần 3 năm Nghị định 11/2013 có hiệu lực, quy hoạch đô thị vẫn chưa thể hiện được diện mạo mới.

Một bất cập nữa là đến nay mới có 33 tỉnh tiến hành lập chương trình phát triển đô thị, 10 tỉnh đang triển khai thành lập ban quản lý khu vực phát triển đô thị, 12 tỉnh lập khu vực phát triển đô thị. Như vậy có thể thấy rằng, các địa phương vẫn chưa chú trọng nhiều tới vai trò của ban quản lý phát triển đô thị. Ngoài ra, các nội dung trong Nghị định 11/2013 về cơ bản đã được thể hiện trong nhiều văn bản pháp quy như Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành... Tuy nhiên, quá trình thực hiện các quy định này vẫn còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, tạo những lỗ hổng để xảy ra vi phạm quy hoạch, chậm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. Vì vậy, với các quy định tại Nghị định 11 chỉ có thể hạn chế ở mức độ nhất định, khó có thể ngăn chặn hiệu quả hiện tượng vi phạm quy hoạch hoặc chậm chễ trong xây dựng hạ tầng đô thị đối với các dự án phát triển đô thị.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME