Quyền lợi của người ở nhà thờ cúng
Ông bà nội tôi mất có để lại một mảnh đất nhưng không có di chúc. Trên mảnh đất đó hiện có ba căn nhà, một của bác Tư, một của bác Ba và căn còn lại ở chính giữa là nhà của cha mẹ tôi, đồng thời là nơi để thờ cúng ông bà, tổ tiên. (Hương Kim)
Yêu cầu:
Ba căn nhà đó đều do các gia đình tự xây dựng, hiện đều có giấy hồng. Tuy nhiên, giấy hồng của bác Ba và Tư thì do hai bác đứng tên chủ sở hữu, còn giấy hồng của gia đình tôi thì cha tôi khai là "đại diện đồng sở hữu".
Ông bà nội tôi có 9 người con (5 con trai và 4 con gái), hiện một bác trai đã mất, chưa có gia đình riêng, ba bác trai khác cũng đã mất nhưng đã có gia đình (có vợ và con) và một bác gái bị bệnh tâm thần, đang ở bệnh viện tâm thần Thủ Đức.
Trong trường hợp căn nhà của cha mẹ tôi là nhà thờ, không bán và gia đình tôi hiện sinh sống tại đó thì theo quy định của pháp luật, các cô tôi có quyền đến ở không? Gia đình tôi có quyền hạn như thế nào với căn nhà này?
Trả lời:
Đối với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:
Nếu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của gia đình bạn ghi là cha bạn là “đại diện đồng sở hữu” thì điều đó có nghĩa là quyền sử dụng đất và nhà trên đất là tài sản chung. Cha bạn chỉ là một trong các đồng sở hữu của khối tài sản đó, không thể coi đó là tài sản riêng.
Với những vấn đề khác liên quan, vì thông tin bạn cung cấp không rõ ông bà bạn mất năm nào nên chúng tôi không thể đối chiếu với quy định của pháp luật tại thời điểm đó. Do vậy chúng tôi không thể trả lời chính xác cho bạn.
Bạn hãy gửi thêm thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với các luật sư để được giải thích rõ hơn về vấn đề này.
Theo Vn Express
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet