Được xây nhà vượt tầng nhưng không quá chiều cao quy định
Trường hợp chủ nhà xây đúng số tầng, có phát sinh thêm tầng lửng nhưng không vượt quá chiều cao công trình theo giấy phép xây dựng sẽ không bị xử phạt.
Đây là thông tin được Bộ Xây dựng đưa ra trong văn bản gửi Sở Xây dựng Tp.HCM trả lời một số vướng mắc về xử phạt vi phạm trong xây dựng do sở này phản ánh.
Theo đó, với nhà ở riêng lẻ, nếu việc thay đổi kiến trúc bên trong nhà không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính, chủ đầu tư không bị xử phạt về hành vi xây dựng sai giấy phép. Trường hợp chủ nhà xây đúng số tầng, có phát sinh thêm tầng lửng nhưng không vượt quá chiều cao công trình theo giấy phép xây dựng cũng không bị xử phạt. Trường hợp chủ đầu tư lấp ô thông tầng tại tầng lửng để tạo thêm một tầng trong công trình xây dựng thuộc loại công trình dân dụng, công nghiệp và nhà ở riêng lẻ trong đô thị bị coi là xây dựng vượt quá số tầng quy định trong Giấy phép xây dựng.
Việc xây dựng công trình có diện tích nhỏ hơn giấy phép chỉ được coi là không vi phạm trong trường hợp: Xây nhà ở riêng lẻ tại những nơi chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc thiết kế đô thị đã được phê duyệt, nằm trong phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của chủ nhà, không gây khiếu kiện, không lấn chiếm chỉ giới đường đỏ hoặc chỉ giới xây dựng.
Theo Bộ Xây dựng, đối với những vi phạm trong xây dựng đã bị xử lý trước thời điểm Nghị định 23/2009 có hiệu lực nhưng chưa dứt điểm thì áp dụng Điều 15 Thông tư 24/2009 để xử lý triệt để. Cụ thể, nếu công trình nằm trong quy hoạch xây dựng khu dân cư mà xây sai phép về số tầng, diện tích nhưng không ảnh hưởng đến công trình lân cận thì chủ đầu tư được giữ nguyên hiện trạng. Tuy nhiên, khi thực hiện quy hoạch 1/500, chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai phép mà không được bồi thường.
Nếu công trình vi phạm không nằm trong quy hoạch khu dân cư hoặc quy hoạch xây dựng khu vực này chưa thực hiện ngay, chủ đầu tư phải cam kết tự phá dỡ và không được bồi thường khi thực hiện quy hoạch. Trường hợp công trình nằm trong quy hoạch xây dựng khu dân cư ổn định nhưng lấn chiếm không gian, đất đai, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ thì phải kiên quyết phá dỡ.
Theo Bộ Xây dựng, khi xử lý, cơ quan chức năng phải xem xét từng công trình cụ thể, làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm mà không xử lý dứt điểm.
Theo đó, với nhà ở riêng lẻ, nếu việc thay đổi kiến trúc bên trong nhà không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính, chủ đầu tư không bị xử phạt về hành vi xây dựng sai giấy phép. Trường hợp chủ nhà xây đúng số tầng, có phát sinh thêm tầng lửng nhưng không vượt quá chiều cao công trình theo giấy phép xây dựng cũng không bị xử phạt. Trường hợp chủ đầu tư lấp ô thông tầng tại tầng lửng để tạo thêm một tầng trong công trình xây dựng thuộc loại công trình dân dụng, công nghiệp và nhà ở riêng lẻ trong đô thị bị coi là xây dựng vượt quá số tầng quy định trong Giấy phép xây dựng.
Việc xây dựng công trình có diện tích nhỏ hơn giấy phép chỉ được coi là không vi phạm trong trường hợp: Xây nhà ở riêng lẻ tại những nơi chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc thiết kế đô thị đã được phê duyệt, nằm trong phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của chủ nhà, không gây khiếu kiện, không lấn chiếm chỉ giới đường đỏ hoặc chỉ giới xây dựng.
Theo Bộ Xây dựng, đối với những vi phạm trong xây dựng đã bị xử lý trước thời điểm Nghị định 23/2009 có hiệu lực nhưng chưa dứt điểm thì áp dụng Điều 15 Thông tư 24/2009 để xử lý triệt để. Cụ thể, nếu công trình nằm trong quy hoạch xây dựng khu dân cư mà xây sai phép về số tầng, diện tích nhưng không ảnh hưởng đến công trình lân cận thì chủ đầu tư được giữ nguyên hiện trạng. Tuy nhiên, khi thực hiện quy hoạch 1/500, chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai phép mà không được bồi thường.
Nếu công trình vi phạm không nằm trong quy hoạch khu dân cư hoặc quy hoạch xây dựng khu vực này chưa thực hiện ngay, chủ đầu tư phải cam kết tự phá dỡ và không được bồi thường khi thực hiện quy hoạch. Trường hợp công trình nằm trong quy hoạch xây dựng khu dân cư ổn định nhưng lấn chiếm không gian, đất đai, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ thì phải kiên quyết phá dỡ.
Theo Bộ Xây dựng, khi xử lý, cơ quan chức năng phải xem xét từng công trình cụ thể, làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm mà không xử lý dứt điểm.
(Theo PLTPHCM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet