Vùng Đông Nam Bộ: Ưu tiên xây dựng các đường cao tốc liên vùng
Từ nay đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ sẽ được ưu tiên nguồn vốn để xây dựng 4 tuyến đường cao tốc, 2 tuyến đường vành đai. Đồng thời, nâng cấp các tuyến quốc lộ để kết nối với cảng biển khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu và các vùng khác.
Cụ thể, đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây dài 55 km từ Tp.HCM đi Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai hiện đang được xây dựng. Dự kiến một phần đường cao tốc này sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2012 và thông xe toàn bộ vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, 4,2 km đường dẫn lên đường cao tốc phía Tp.HCM chưa giải phóng xong mặt bằng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Ông Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Ban quản lý các dự án đường cao tốc phía Nam cho biết, đơn vị đang nghiên cứu mở tạm một đường nối từ đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9 để nối vào đường cao tốc.
Còn đường cao tốc Bến Lức – Long Thành - tuyến đường được coi là mảnh ghép cuối cùng để liên kết 4 tỉnh Long An, Tp.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu bằng hệ thống đường cao tốc. Dự án, có tổng chiều dài là 57,8km với tổng vốn đầu tư 31.310 tỉ đồng được vay từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).
Theo thông tin từ Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), hiệp định vay vốn giữa Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và ADB đã được ký kết hồi tháng 5/2011. Hiện nay, VEC đang thu xếp các nguồn vốn còn lại để khởi công dự án trong năm 2012 và dự kiến hoàn thành vào năm 2017.
Tuyến cao tốc thứ 3 của vùng Đông Nam bộ là đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cũng đã xác định được nguồn vốn và hình thức đầu tư. Dự án này sẽ được xây dựng theo hình thức BOT với tổng kinh phí khoảng 22.000 tỉ đồng (giai đoạn 1 đầu tư 13.802 tỉ đồng). Dự kiến, dự án do tổ hợp các nhà đầu tư gồm Tổng công ty phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam IDICO, Tổng công ty Sông Đà và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam thực hiện.
Theo thiết kế, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đi qua hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng chiều dài 68 km. Điểm đầu nối với quốc lộ 1A (đoạn tránh thành phố Biên Hòa), điểm cuối tại km 71+600 trên quốc lộ 51.
Các tuyến còn lại là đường cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài, đường vành đai 3, 4 thuộc (Tp.HCM) hiện vẫn chưa tìm được các nguồn vốn đầu tư. Hiện nay, các dự án này được Bộ Giao thông Vận tải đưa vào danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP).
Bên cạnh việc xây dựng các trục cao tốc, Bộ Giao thông Vận tải cùng các địa phương cũng đang xây dựng các tuyến quốc lộ để nối với hệ thống đường cao tốc trong vùng. Trong đó, việc nâng cấp quốc lộ 51 (từ Tp.HCM – Vũng Tàu) đang hoàn chỉnh những hạng mục cuối cùng để khánh vào cuối năm 2012. Sau khi hoàn thành tuyến quốc lộ này sẽ nối với các trục cao tốc sau này như Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Giây – Phan Thiết….
Ngoài ra, Tp.HCM cũng đang hoàn tất các thủ tục để mở rộng nâng cấp quốc lộ 1A đoạn qua huyện Bình Chánh, Tp.HCM.
Cuối năm 2012 có 24 dự án khởi công mới, 18 dự án hoàn thành Theo nguồn tin từ Văn phòng Bộ Giao thông Vận tải, dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ có 24 dự án được khởi công mới và 18 dự án sẽ hoàn thành. |
(Theo TBKTSG)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet