Việc giải phóng mặt bằng không nên giao cho doanh nghiệp
Theo ông Nguyễn Đức Biền, Trưởng ban Giải phóng mặt bằng TP. Hà Nội thì không nên giao việc giải phóng mặt bằng cho DN, vì có thể nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp.
Thưa ông, vì sao DN cung cấp dịch vụ thu hồi đất, đền bù, giải tỏa mặt bằng lại không thể thành công?
Thực tế cho thấy, giải phóng mặt bằng là khâu ách tắc nhất trong quá trình thu hồi đất. Để giải quyết được khâu này, phải bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước - doanh nghiệp sử dụng đất - người dân. Trong đó, quan trọng nhất là phải nhận được sự đồng thuận của người dân có đất bị thu hồi.
Muốn làm được việc, thì phải tổ chức vận động, tuyên truyền, thuyết phục người có đất bị thu hồi. Đây là chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị tại địa phương.
DN có thể yếu ở khâu tuyên truyền, thuyết phục, vận động, nhưng họ có tiềm lực tài chính. Nếu giải quyết thoả đáng quyền lợi vật chất cho người có đất bị thu hồi, thì giải phóng mặt bằng không còn là trở ngại?
Năm 2011, TP. Hà Nội thực hiện giải phóng “khu đất vàng” tại 22 - 24, Hàng Bài, trong khi 15/17 hộ dân đã đồng ý với mức bồi thường, chấp nhận giải phóng mặt bằng, thì 2 hộ còn lại đòi giá 1 tỷ đồng/m2. Nếu DN chấp nhận với giá 1 tỷ đồng/m2, 15 hộ khác đã nhận tiền đền bù quay lại khiếu kiện, khiếu nại, thì liệu có giải phóng được mặt bằng không? Trong nhiều trường hợp, một số hộ dân nằm trong dự án thuộc diện giải phóng mặt bằng còn không chịu rời bỏ nơi ở cũ, với bất cứ mức giá đền bù nào.
Với những trường hợp trên, cách giải quyết thế nào, thưa ông?
Chính quyền bảo đảm lợi ích hợp pháp và bình đẳng của mọi người có đất bị thu hồi để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nếu vì lợi ích riêng, mục đích riêng, một số người cố tình không chấp hành bằng cách đưa ra giá đất đền bù quá phi lý, không phù hợp với thị trường, hoặc không chịu nhận đền bù với bất cứ giá nào, nếu vận động, tuyên truyền, thuyết phục không được, thì phải tổ chức cưỡng chế. Việc cưỡng chế thu hồi đất, chỉ có UBND cấp huyện mới có thể chỉ đạo, tổ chức lực lượng để cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Nhưng Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã cho phép hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện được thuê DN thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng?
Người dân chỉ sẵn sàng hy sinh quyền lợi riêng vì quyền lợi chung, chứ không hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi của tổ chức, cá nhân khác. Nếu chính quyền trực tiếp thu hồi đất, lấy mặt bằng để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, người dân sẵn sàng hợp tác, còn nếu thông qua DN, người dân sẽ không hợp tác do tâm lý DN hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, vì quyền lợi của DN, chứ không phải vì lợi ích chung, quyền lợi chung. Thực tế cho thấy, sau gần 3 năm thực hiện Nghị định 69/2009/NĐ-CP, đến nay, vẫn chưa có DN chuyên môn hoá trong việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất hoặc thực hiện các dịch vụ về phát triển quỹ đất.
Theo ông, nên xây dựng mô hình nào trong việc giải phóng mặt bằng?
Được biết, hiện hầu hết các tỉnh, thành phố đã thành lập tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động theo mô hình sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động. Riêng Hà Nội thành lập 2 tổ chức phát triển quỹ đất cấp thành phố và 13 tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Mô hình tổ chức phát triển quỹ đất không những phù hợp với yêu cầu khách quan trước mắt, mà trong tương lai còn phục vụ việc cung cấp dịch vụ phát triển quỹ đất cho thị trường bất động sản.
Thực tế cho thấy, giải phóng mặt bằng là khâu ách tắc nhất trong quá trình thu hồi đất. Để giải quyết được khâu này, phải bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước - doanh nghiệp sử dụng đất - người dân. Trong đó, quan trọng nhất là phải nhận được sự đồng thuận của người dân có đất bị thu hồi.
Muốn làm được việc, thì phải tổ chức vận động, tuyên truyền, thuyết phục người có đất bị thu hồi. Đây là chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị tại địa phương.
DN có thể yếu ở khâu tuyên truyền, thuyết phục, vận động, nhưng họ có tiềm lực tài chính. Nếu giải quyết thoả đáng quyền lợi vật chất cho người có đất bị thu hồi, thì giải phóng mặt bằng không còn là trở ngại?
Năm 2011, TP. Hà Nội thực hiện giải phóng “khu đất vàng” tại 22 - 24, Hàng Bài, trong khi 15/17 hộ dân đã đồng ý với mức bồi thường, chấp nhận giải phóng mặt bằng, thì 2 hộ còn lại đòi giá 1 tỷ đồng/m2. Nếu DN chấp nhận với giá 1 tỷ đồng/m2, 15 hộ khác đã nhận tiền đền bù quay lại khiếu kiện, khiếu nại, thì liệu có giải phóng được mặt bằng không? Trong nhiều trường hợp, một số hộ dân nằm trong dự án thuộc diện giải phóng mặt bằng còn không chịu rời bỏ nơi ở cũ, với bất cứ mức giá đền bù nào.
Với những trường hợp trên, cách giải quyết thế nào, thưa ông?
Chính quyền bảo đảm lợi ích hợp pháp và bình đẳng của mọi người có đất bị thu hồi để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nếu vì lợi ích riêng, mục đích riêng, một số người cố tình không chấp hành bằng cách đưa ra giá đất đền bù quá phi lý, không phù hợp với thị trường, hoặc không chịu nhận đền bù với bất cứ giá nào, nếu vận động, tuyên truyền, thuyết phục không được, thì phải tổ chức cưỡng chế. Việc cưỡng chế thu hồi đất, chỉ có UBND cấp huyện mới có thể chỉ đạo, tổ chức lực lượng để cưỡng chế thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Nhưng Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã cho phép hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện được thuê DN thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng?
Người dân chỉ sẵn sàng hy sinh quyền lợi riêng vì quyền lợi chung, chứ không hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi của tổ chức, cá nhân khác. Nếu chính quyền trực tiếp thu hồi đất, lấy mặt bằng để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, người dân sẵn sàng hợp tác, còn nếu thông qua DN, người dân sẽ không hợp tác do tâm lý DN hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, vì quyền lợi của DN, chứ không phải vì lợi ích chung, quyền lợi chung. Thực tế cho thấy, sau gần 3 năm thực hiện Nghị định 69/2009/NĐ-CP, đến nay, vẫn chưa có DN chuyên môn hoá trong việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất hoặc thực hiện các dịch vụ về phát triển quỹ đất.
Theo ông, nên xây dựng mô hình nào trong việc giải phóng mặt bằng?
Được biết, hiện hầu hết các tỉnh, thành phố đã thành lập tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động theo mô hình sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động. Riêng Hà Nội thành lập 2 tổ chức phát triển quỹ đất cấp thành phố và 13 tổ chức phát triển quỹ đất cấp huyện, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Mô hình tổ chức phát triển quỹ đất không những phù hợp với yêu cầu khách quan trước mắt, mà trong tương lai còn phục vụ việc cung cấp dịch vụ phát triển quỹ đất cho thị trường bất động sản.
(Theo Đầu tư)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet