Trung Quốc có nguy cơ bùng nổ bong bóng nhà đất
Châu Á đang dẫn đầu sự phục hồi trong nền kinh tế toàn cầu, nhưng thị trường bất động sản quá nóng ở Trung Quốc đang chờ thời cơ phát nổ.
Nhà kinh tế trưởng của châu Á tại Credit Suisse Dong Tao phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với kênh CNN rằng: “Điều khiến tôi lo ngại không chỉ là bất động sản leo giá, mà việc nhiều công ty tích trữ đất đang tiềm ẩn nhiều mối bất ổn”.
“Chúng ta đã chứng kiến điều này ở Nhật Bản vào những năm 1980. Tôi dám chắc rằng Trung Quốc sẽ không phạm phải sai lầm mà Nhật Bản đã làm cách đây 20-30 năm”.
Ông nói rằng, Trung Quốc đang kiềm chế chính sách cho vay để giúp rút hết các khoản thanh toán quy mô trên thị trường Trung Quốc. “Trung Quốc là nền kinh tế đầu tiên thoát khỏi suy thoái, vì vậy tôi nghĩ rằng nếu ngân hàng trung ương Trung Quốc là ngân hàng trung ương đầu tiên trong số nhiều nền kinh tế lớn thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ của mình là điều đương nhiên”, ông Tao nói.
Tuy nhiên, khu vực nổi lên từ cuộc suy thoái toàn cầu này sẽ mạnh hơn nhiều so với các nền kinh tế phương tây vào năm 2010.
Ông cho biết: “Có cảm giác như nhiều ngân hàng châu Á không thực sự chịu nhiều thiệt hại từ cuộc khủng hoảng này. Nhiều người tiêu dùng châu Á thực hiện chính sách tiết kiệm rất tốt, cho nên việc các nền kinh tế châu Á khôi phục nhanh hơn kinh tế Mỹ và châu Âu cũng là điều dễ hiểu”.
Ông nói rằng, nhiều nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản đã khởi sắc trong ngắn hạn, do nhiều doanh nghiệp lại tiếp tục quay vòng sản xuất sau thời gian suy thoái.
Ông Tao nói rằng: “Điều này có nghĩa lĩnh vực xuất khẩu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong một vài tháng nữa. Tuy nhiên kết quả này có được duy trì hay không thì đó lại là một vấn đề khác”. “Cuối cùng, chúng ta cũng cần được chứng kiến người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu trở lại và có thể sẽ mất đến một vài năm”.
“Chúng ta đã chứng kiến điều này ở Nhật Bản vào những năm 1980. Tôi dám chắc rằng Trung Quốc sẽ không phạm phải sai lầm mà Nhật Bản đã làm cách đây 20-30 năm”.
Ông nói rằng, Trung Quốc đang kiềm chế chính sách cho vay để giúp rút hết các khoản thanh toán quy mô trên thị trường Trung Quốc. “Trung Quốc là nền kinh tế đầu tiên thoát khỏi suy thoái, vì vậy tôi nghĩ rằng nếu ngân hàng trung ương Trung Quốc là ngân hàng trung ương đầu tiên trong số nhiều nền kinh tế lớn thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ của mình là điều đương nhiên”, ông Tao nói.
Tuy nhiên, khu vực nổi lên từ cuộc suy thoái toàn cầu này sẽ mạnh hơn nhiều so với các nền kinh tế phương tây vào năm 2010.
Ông cho biết: “Có cảm giác như nhiều ngân hàng châu Á không thực sự chịu nhiều thiệt hại từ cuộc khủng hoảng này. Nhiều người tiêu dùng châu Á thực hiện chính sách tiết kiệm rất tốt, cho nên việc các nền kinh tế châu Á khôi phục nhanh hơn kinh tế Mỹ và châu Âu cũng là điều dễ hiểu”.
Ông nói rằng, nhiều nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản đã khởi sắc trong ngắn hạn, do nhiều doanh nghiệp lại tiếp tục quay vòng sản xuất sau thời gian suy thoái.
Ông Tao nói rằng: “Điều này có nghĩa lĩnh vực xuất khẩu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong một vài tháng nữa. Tuy nhiên kết quả này có được duy trì hay không thì đó lại là một vấn đề khác”. “Cuối cùng, chúng ta cũng cần được chứng kiến người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu trở lại và có thể sẽ mất đến một vài năm”.
Theo KT&ĐT
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet