Nguyên nhân khiến hàng loạt nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc phải bán tháo dự án là do tín dụng bị thắt chặt, hàng tồn kho chất đầy, tăng trưởng kinh tế đang có dấu hiệu chậm lại... Tuy nhiên, theo đánh giá của giới phân tích, hành động này không hẳn là sự rút lui hoàn toàn khỏi ngành bất động sản nội địa của những đại gia này. Đơn giản, họ chỉ cần vốn để chuyển hướng đầu tư sang những thị trường đang phát triển khác.

Tỷ phú Li Ka-shing
Tỷ phú Li Ka-shing

Một trong những người đi đầu và có động thái quyết liệt nhất là Li Ka-shing. Kể từ cuối năm 2013, Li liên tục công bố bán đi những dự án lớn thuộc sở hữu của Tập đoàn Cheung Kong Holdings. Cụ thể, vào tháng 9/2013, Li bán Trung tâm mua sắm Metropolitan Plaza nằm trên phố Liwan, thuộc TP. Quảng Châu (Trung Quốc) với giá 387 triệu USD. Một tháng sau đó, tòa tháp văn phòng sang trọng Oriental Financial Center tại Thượng Hải cũng được đổi chủ với giá 1,2 tỷ USD. Đây được xem là một trong những thương vụ M&A lớn nhất trong ngành bất động sản Trung Quốc. Bên mua trả giá cao mặc dù dự án đang trong quá trình hoàn thiện, bởi do dự án này có vị trí đắc địa, ở ngay trung tâm, trên con phố Đông bên trong TP. Thượng Hải, nên được dự báo sẽ hút khách.

Sau hơn 16 năm lăn lộn trong ngành bất động sản, đây là lần đầu tiên Li chịu từ bỏ những “đứa con” của mình, bởi niềm tin vào thị trường bất động sản Trung Quốc đại lục của ông ngày một nguội lạnh.

Theo chân người cha, tháng 5/2014, con trai Li Ka-shing là Richard Li, người đang điều hành Chi nhánh Công ty Pacific Century Premium Developments Ltd cũng đã bán Dự án Pacific Century Place ở khu phố cao cấp Sanlitun với giá 928 triệu USD. Mức giá này được xem thấp hơn 30% so với giá chào bán vào tháng 8 năm ngoái, khi dự án sở hữu nhiều ưu thế như vị trí tốt, cơ sở hạ tầng hiện đại…

Với mục tiêu “mỗi tháng bán một dự án”, cho đến nay, dự tính gia đình tỷ phú Li thu về gần 18 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2,9 tỷ USD), đồng thời danh hiệu “ông chủ của những dự án khủng” cũng đã không còn thuộc về Li Ka-shing.

“Chiến lược đầu tư của Li kể từ năm 1970 cho thấy, Li sẽ luôn bán tài sản của ông ấy 2 hoặc 3 năm trước cuộc khủng hoảng để tái phân bổ”, Tạp chí Dongfang Daily số ra ngày thứ Năm tuần trước đó đánh giá.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lý do Li Ka-shing quyết định sàng lọc lại danh mục đầu tư tại thị trường bất động sản Trung Quốc đại lục xuất phát từ tham vọng chinh phục thị trường châu Âu từ lâu của tỷ phú này. Theo đó, trong năm 2013, Tập đoàn Hutchison Whampoa , một công ty con của Cheung Kong Holdings đã đầu tư 5 dự án tại châu Âu với tổng trị giá hơn 4 tỷ USD.

Trong khi đó, mặc dù xuất thân từ Hồng Kông, song Li không có ý định sử dụng nguồn tiền thu được từ việc bán các dự án tại Trung Quốc đại lục để đầu tư vào thị trường bất động sản đặc khu kinh tế này, bởi theo nhiều nhà phân tích, thị trường nhà ở Hồng Kông hiện cũng trong tình trạng bong bóng và có thể vỡ bất kỳ lúc nào. Bên cạnh đó, mức thuế 15% áp dụng người mua nước ngoài, cũng như những hạn chế trong việc đi vay của chính quyền Hồng Kông cũng cản trở nhiều nhà phát triển tham gia vào thị trường.

Không chỉ riêng Li Ka-shing, Tập đoàn Soho của vợ chồng tỷ phủ quyền lực Pan Shiyi và Zhang Xin cũng vừa công bố bán 2 dự án văn phòng ở Thượng Hải với giá 837 triệu USD. Thực trạng các dự án văn phòng chuyển chủ ngày một gia tăng chủ yếu do khu vực văn phòng cho thuê ở 2 thành phố là Bắc Kinh và Thượng Hải đang trên đà đi xuống, giá thuê giảm mạnh, trong khi nguồn cung dự kiến tung ra thị trường sắp tới rất lớn.

Động thái mạnh tay bán dự án của Li Ka-shing và các đại gia bất động sản của Trung Quốc được người trong ngành dự đoán là dấu hiệu của sự đổ vỡ rất gần đối với thị trường bất động sản Trung Quốc, đồng thời là lời cảnh báo cuộc khủng hoảng có thể sắp xảy ra.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME