Yêu cầu:

Ông cả không ở trên mảnh đất này, các ông bà khác thì đi vào miền Nam từ lâu và ông bà tôi đã sử dụng mảnh đất, đồng thời đóng thuế đầy đủ (từ 1954). Trước khi mất, ông tôi có trăng trối để mảnh đất đó cho bố mẹ tôi sử dụng. Mẹ tôi, bác và cậu đều công nhận điều này và không có tranh chấp gì với nhau. Mẹ tôi tiếp quản mảnh đất trên và đóng thuế đầy đủ từ năm 1981 tới nay. Hiện nay, các anh em của ông tôi trở về đòi lại mảnh đất trên của bố mẹ tôi. Vậy tôi xin được tư vấn về trường hợp này của gia đình tôi.

Trả lời:

Theo dữ liệu bạn cung cấp thì mảnh đất thuộc quyền sử dụng của cụ bạn. Khi các cụ mất đi không để lại di chúc. Tuy cụ của bạn có 6 người con nhưng chỉ có ông bạn sử dụng mảnh đất này và đã đóng thuế đầy đủ từ năm 1954. Nếu ông bạn đã được đứng tên trong sổ địa chính của xã thì được xác định là người sử dụng đất sau khi các cụ của bạn mất. Do đó, ông bạn có quyền để lại thừa kế mảnh đất này.

Trước khi mất, ông đã di chúc miệng cho bố mẹ bạn được tiếp tục sử dụng mảnh đất này. Mẹ bạn, bác và cậu của bạn đều công nhận và không có tranh chấp gì với nhau. Đến nay, mẹ của bạn cũng đã sử dụng mảnh đất này và đóng thuế từ năm 1981.

Tuy bạn không nói rõ cụ và ông của bạn mất vào thời điểm nào, nhưng chúng tôi hiểu rằng cụ của bạn đã mất từ trước năm 1954 và ông của bạn cũng đã mất từ năm 1981.

Theo quy định của pháp lệnh thừa kế 1990, nghị quyết 58 và thông tư liên tịch số 01/1999 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di sản của các cụ, ông của bạn đã kết thúc từ ngày 10/3/2003. Do đó hiện nay, các anh em của ông bạn không có quyền yêu cầu chia thừa kế đối với mảnh đất các cụ để lại mà ông bạn đã cho bố mẹ bạn sử dụng.

Theo VnExpress

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME