Theo dự thảo, tới đây Tp.HCM sẽ ưu đãi hệ số sử dụng đất cho các công trình kiến trúc thân thiện với môi trường; công trình kiến trúc bố trí không gian mở cho cộng đồng; công trình kiến trúc kết nối với giao thông công cộng; công trình kiến trúc bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan đô thị; công trình kiến trúc chỉnh trang đô thị.

Cụ thể quy định về ưu đãi  hệ số sử dụng đất đối với các trường hợp kể trên được tính như sau: hệ số sử dụng đất quy định (V) + 1,0 hoặc 0,25V tùy hệ số nào thấp hơn (riêng trường hợp công trình chỉnh trang đô thị thì V + 2 hoặc 0,5V). Ví dụ, theo quy định (quy hoạch được duyệt) hệ số sử dụng đất của tòa nhà A là 10 (tức diện tích sàn xây dựng là 1.000 mét vuông trên khu đất 100 mét vuông); nếu công trình tòa nhà A đáp ứng các tiêu chí về thân thiện với môi trường (hoặc kết nối với giao thông công cộng, hoặc có không gian mở cho cộng đồng...) thì hệ số sử dụng đất sẽ được cộng 1, khi đó hệ số sử sụng đất sẽ là 11 (1.100 mét sàn trên 100 mét vuông).

Một góc đô thị Tp.HCM qua mô hình tại Trung tâm thông thi quy hoạch, Sở Quy hoạch kiến trúc Tp.HCM. Ảnh: Quang Chung


Trường hợp tòa nhà A vừa đáp ứng yêu cầu về thân thiện với môi trường, vừa có không gian mở cho công đồng, có kết nối với giao thông công cộng, đảm bảo việc bảo tồn di sản cảnh quan, và là công trình chỉnh trang đô thị thì khi đó hệ số sử dụng đất của A sẽ là 10+1+1+1+1+2 = 16 (tòa nhà A được phép xây đến 1.600 mét vuông sàn/100 mét vuông đất, tức được cộng thêm đến 600 mét vuông sàn so với quy định).

Tuy nhiên, theo dự thảo quy chế, ưu đãi hệ số sử dụng đất này chỉ áp dụng cho các công trình cao trên 9 tầng tại các trung tâm khu vực của thành phố (ngoại trừ khu đô thị Phú Mỹ Hưng và khu trung tâm 930 héc ta đã có quy định khác) như: các khu trung tâm cấp quận - huyện, các trục đường thương mại dịch vụ có lộ giới trên 30 mét, các công trình trong bán kính 400 mét so với tâm nhà ga metro...

Dự thảo quy chế cũng quy định là các nội dung đề nghị ưu đãi hệ số sử dụng đất phải thể hiện rõ các trong hồ sơ bản vẽ xin cấp phép xây dựng, giấy phép quy hoạch hoặc quy hoạch chi tiết - bản vẽ tổng mặt bằng và phương án kiến trúc công trình cùng với thuyết minh giải pháp thiết kế. Đồng thời, mọi trường hợp ưu đãi hệ số sử dụng đất đều phải có ý kiến của Hội đồng kiến trúc quy hoạch thành phố.

Tất nhiên, ưu đãi hệ số sử dụng đất chỉ là một phần nhỏ của dự thảo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc chung Tp.HCM. Theo Sở Quy hoạch kiến trúc Tp.HCM, quy chế này quy định cả việc xây dựng mới, cải tạo, sử dụng các công trình, chỉnh trang đô thị theo định hướng tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan phù hợp với đồ án quy hoạch xây dựng chung của thành phố.

Theo ông Huỳnh Xuân Thụ, Giám đốc Trung tâm thông tin quy hoạch, Sở Quy hoạch kiến trúc Tp.HCM, quy chế này sẽ giúp thành phố quản lý và triển khai quy hoạch một cách thống nhất; chứ không như hiện nay mỗi địa phương (quận - huyện, phường xã) có phương pháp, cách thức thực hiện quy hoạch khác nhau.

“Quy chế giúp thành phố quản lý quy hoạch nhất quán và minh bạch trong ứng xử đối với các công trình kiến trúc có nguyên tắc, đảm bảo sự hài hòa kiến trúc của từng công trình trong không gian chung, đặc biệt đối với từng khu vực, đoạn phố, cửa ngõ đô thị...”, ông Thụ nói.

Tuy nhiên, quy chế này không quy định quá chi tiết, vì theo ông Thụ, thực tế quy hoạch kiến trúc của Tp.HCM hiện còn xô bồ, nếu quy định quá chi tiết, tức đi từ thái cực này sang thái cực kia thì dễ dẫn đến tính khả thi không cao. Vì vậy, các quy định về công trình xây dựng của quy chế mang tính chừng mực, có tính chất khuyến khích, tức chỉ tập trung quy định những công trình làm ảnh hưởng đến kiến trúc khu vực, cộng đồng – hình thức kiến trúc bên ngoài.

Theo dự thảo quy chế, những dự án, công trình đã được cấp giấy phép xây dựng, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, chấp thuận tổng mặt bằng và phương án kiến trúc thì tiếp tục triển khai theo nội dung được duyệt. Trong trường hợp có điều chỉnh thì phải thực hiện theo quy chế này.

Những công trình hiện hữu, đã được xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật trước khi ban hành quy chế này được phép tồn tại. Khi tiến hành cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới thì phải tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy hoạch xây dựng và quy chế này.

Sở Quy hoạch kiến trúc Tp.HCM cho rằng quy chế này cũng sẽ là cơ sở để lập nhiệm vụ quy hoạch, thiết kế đô thị đối với khu vực chưa có quy hoạch, thiết kế đô thị được duyệt; lập thiết kế cảnh quan trong đô thị; lập và ban hành quy chế quản lý các khu vực đô thị đặc thù; cấp giấy phép quy hoạch; cấp giấy phép xây dựng mới hoặc cải tạo chỉnh trang công trình và nhà ở riêng lẻ.
 

Cụ thể, theo quy chế:

- Kkhông gian mở là khu vực không xây dựng công trình trên mặt đất, dành để bố trí quảng trường kết hợp vườn hoa, thảm cỏ, tượng đài cùng các tiện ích đô thị. Không gian mở phải bảo đảm cho mọi người đi bộ tiếp cận dễ dàng, suốt ngày, bảo đảm trật tự, vệ sinh đô thị.

- Kết nối giao thông công cộng là các biện pháp về quy hoạch và thiết kế kiến trúc công trình nhằm tạo điều kiện để người sử dụng công trình dễ dàng tiếp cận các phương tiện giao thông công cộng và ngược lại. Cụ thể bao gồm việc bố trí bến xe buýt trước công trình hoặc bố trí cầu đi bộ hoặc đường ngầm kết nối với nhà ga metro (có văn bản thỏa thuận của Sở Giao thông vận tải và công ty vận hành metro).

- Bảo tồn di tích kiến trúc, cảnh quan đô thị là giải pháp quy hoạch, thiết kế công trình kèm theo kế hoạch đầu tư nhằm trùng tu, tôn tạo công trình kiến trúc, cảnh quan đô thị trong khuôn viên của dự án.

- Công trình thiết kế thân thiện môi trường tức công trình có các giải pháp khả thi về quy hoạch, kiến trúc và kỹ thuật hạ tầng công trình nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tiết kiệm năng lượng…

- Chỉnh trang đô thị trong quy định này là các dự án, công trình có kết hợp di dời, giải tỏa các khu vực đô thị không đủ tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn, hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đô thị lộ xộn…

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME