Tp.HCM quy định thời hạn thẩm định giá đất thị trường là 47 ngày
Do Nhà nước phê duyệt khác xa giá thẩm định do doanh nghiệp thuê nên vẫn chưa tháo gỡ được khúc mắc trong vấn đề giá thẩm định.<br />
Ngày 10/12, UBND Tp.HCM vừa ban hành Quyết định 56 về trình tự thủ tục thẩm định tiền sử dụng đất theo giá thị trường đối với cá nhân và tổ chức khi được giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo quyết định, TP có một đầu mối duy nhất tiếp nhận hồ sơ là Hội đồng Thẩm định giá TP (thuộc Sở Tài chính). Hội đồng sẽ tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định đơn vị có chức năng thẩm định giá để ký hợp đồng thuê tư vấn theo quy định. Trong thời gian 15 ngày làm việc, đơn vị này ban hành chứng thư thẩm định giá. Hội đồng sau đó sẽ thực hiện công tác thẩm định giá rồi trình TP ban hành quyết định phê duyệt giá.
Sau khi có quyết định phê duyệt giá, Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế sẽ hướng dẫn tổ chức, hộ gia đình cá nhân nộp tiền sử dụng đất. Toàn bộ quy trình này thực hiện trong vòng 47 ngày làm việc.
Trường hợp hộ gia đình cá nhân nộp tiền sử dụng đất theo giá thị trường do vượt hạn mức đất ở khi được giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì không thực hiện theo quy trình này. Thay vào đó, hộ gia đình cá nhân phải nộp theo hệ số K được quy định tại Quyết định 28/2012 của UBND TP.
Lâu nay các doanh nghiệp cho hay việc thẩm định giá tiền sử dụng đất phải mất rất nhiều thời gian, thường vài tháng trở lên do không có trình tự thủ tục cụ thể. Vì thế, việc ban hành một trình tự thủ tục, thời hạn rõ ràng như Quyết định 56 là rất cần thiết. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay không phải thời gian mà là giá thẩm định do Nhà nước phê duyệt thường chênh lệch lớn so với giá thẩm định do doanh nghiệp thuê một đơn vị khác thực hiện.
Hiện toàn TP có khoảng 20 đơn vị thẩm định giá được công nhận. Về nguyên tắc, mọi kết quả đưa ra đều có giá trị ngang nhau. Do đó, có trường hợp doanh nghiệp không đồng ý nộp tiền sử dụng đất theo giá phê duyệt mà đề nghị được nộp theo giá do đơn vị mình thuê đưa ra. Ngược lại, Nhà nước cũng không chấp thuận giá do doanh nghiệp thuê đơn vị tư vấn đưa ra. Vướng mắc này sẽ được giải quyết như thế nào thì Quyết định 56 lại chưa đề cập đến.
Theo quyết định, TP có một đầu mối duy nhất tiếp nhận hồ sơ là Hội đồng Thẩm định giá TP (thuộc Sở Tài chính). Hội đồng sẽ tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định đơn vị có chức năng thẩm định giá để ký hợp đồng thuê tư vấn theo quy định. Trong thời gian 15 ngày làm việc, đơn vị này ban hành chứng thư thẩm định giá. Hội đồng sau đó sẽ thực hiện công tác thẩm định giá rồi trình TP ban hành quyết định phê duyệt giá.
Sau khi có quyết định phê duyệt giá, Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế sẽ hướng dẫn tổ chức, hộ gia đình cá nhân nộp tiền sử dụng đất. Toàn bộ quy trình này thực hiện trong vòng 47 ngày làm việc.
Làm thủ tục nộp thuế nhà đất tại Chi cục Thuế quận 5, Tp.HCM. Ảnh: HTD |
Trường hợp hộ gia đình cá nhân nộp tiền sử dụng đất theo giá thị trường do vượt hạn mức đất ở khi được giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất thì không thực hiện theo quy trình này. Thay vào đó, hộ gia đình cá nhân phải nộp theo hệ số K được quy định tại Quyết định 28/2012 của UBND TP.
Lâu nay các doanh nghiệp cho hay việc thẩm định giá tiền sử dụng đất phải mất rất nhiều thời gian, thường vài tháng trở lên do không có trình tự thủ tục cụ thể. Vì thế, việc ban hành một trình tự thủ tục, thời hạn rõ ràng như Quyết định 56 là rất cần thiết. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay không phải thời gian mà là giá thẩm định do Nhà nước phê duyệt thường chênh lệch lớn so với giá thẩm định do doanh nghiệp thuê một đơn vị khác thực hiện.
Hiện toàn TP có khoảng 20 đơn vị thẩm định giá được công nhận. Về nguyên tắc, mọi kết quả đưa ra đều có giá trị ngang nhau. Do đó, có trường hợp doanh nghiệp không đồng ý nộp tiền sử dụng đất theo giá phê duyệt mà đề nghị được nộp theo giá do đơn vị mình thuê đưa ra. Ngược lại, Nhà nước cũng không chấp thuận giá do doanh nghiệp thuê đơn vị tư vấn đưa ra. Vướng mắc này sẽ được giải quyết như thế nào thì Quyết định 56 lại chưa đề cập đến.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet