Tại buổi họp sơ kết 2,5 năm thực hiện chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông (giai đoạn 2016-2020) của Tp.HCM diễn ra vào chiều ngày 17/5, Sở Giao thông vận tải (Sở GTVT) cho biết, từ năm 2016 - 2020, thành phố có 172 dự án ưu tiên tập trung với nhu cầu vốn đầu tư hơn 323.000 tỷ đồng (gần 15 tỷ USD).

Trong đó, 120 dự án được phân chia từ nguồn vốn ngân sách thành phố với số vốn là 46.500 tỷ đồng; 6 dự án từ nguồn vốn ODA với số tiền 73.233 tỷ đồng; 40 dự án theo hình thức hợp tác công tư (PPP) với số vốn 126.000 tỷ đồng; 6 dự án từ nguồn vốn Trung ương với số tiền là 78.200 tỷ đồng.

Nhưng từ năm 2016 đến nay, Tp.HCM mới huy động được 12% số tiền trên (tương đương 1,7 tỷ USD). Vì vậy, mục tiêu từ nay đến năm 2020, thành phố cần huy động thêm tới 284.000 tỷ đồng (tương đương 13 tỷ USD).

Hạ tầng giao thông
Tp.HCM cần huy động 13 tỷ USD để xây dựng hạ tầng giao thông giai đoạn 2016 - 2020

Sở GTVT cho biết, nếu thành phố không có sự thay đổi và tiếp tục huy động theo phương thức cũ thì sẽ khó đạt được các mục tiêu khi đến hạn.

Theo Sở GTVT, một số dự án của Bộ GTVT trên địa bàn thành phố hiện chưa triển khai, các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP chưa có nhà đầu tư quan tâm, các dự án PPP còn bị tạm dừng xem xét, đề xuất trong hơn 10 tháng qua. Trong khi đó theo dự kiến, hình thức PPP chiếm gần 40% tổng vốn của chương trình (gần gấp 3 lần vốn đầu tư từ ngân sách) nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn thành chỉ tiêu về chiều dài đường và số cây cầu làm mới, cũng như mật độ đường giao thông.

Bên cạnh đó, việc giải phóng mặt bằng tại các công trình giao thông trọng điểm vẫn còn ì ạch, khiến tiến độ các dự án bị ảnh hưởng. Nếu thành phố không bổ sung một số cơ chế về giải phóng mặt bằng cũng như lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP thì các mục tiêu đặt ra sẽ rất khó hoàn thành.

Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Phong tỏ ra lo lắng trước những thống kê này, vì thời gian đã hết một nửa nhưng nhiều chỉ tiêu còn thấp, thậm chí xa vời với những gì đã đặt ra.

Lãnh đạo TP yêu cầu Sở GTVT phải tính toán để cân đối nguồn lực hợp lý, xác định các công trình cấp bách để phân loại, từ đó bố trí nguồn vốn và phương thức đầu tư phù hợp.

"Từ nay đến năm 2020, dân số thành phố sẽ tiếp tục tăng, trong khi đó tốc độ làm đường không những chậm mà còn không đồng bộ nên áp lực giao thông sẽ ngày càng lớn. Các ngành phải phối hợp đồng bộ để chia sẻ trách nhiệm khi giải quyết vấn đề này; đồng thời các giải pháp đưa ra phải quyết liệt cùng cách thức huy động vốn khả thi", Chủ tịch UBND Tp.HCM nhấn mạnh.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME