Quyết mạnh tay với dự án "treo"
UBND Tp.HCM đã quyết định: Đối với 43 dự án có tỷ lệ bồi thường dưới 50%, UBND quận, huyện xem xét và có thể trình UBND Thành phố ra quyết định thu hồi nếu nguyên nhân từ chủ đầu tư (CĐT).
Nhân chuyện UBND Tp.HCM ra "tối hậu thư” về việc rà soát, xem xét và thu hồi các dự án bất động (BĐS) chậm triển khai trên địa bàn, lại nhớ đến sự vụ cách đây hơn một năm. Khi đó, phóng viên đã khá "sốc" khi bất ngờ bị một anh phụ trách lĩnh vực đầu tư tại Khu Nam "sạc" một trận. Đại ý là anh này thấy khó chịu khi tôi hỏi về tình hình triển khai các dự án nhà ở trong khu tính đến thời điểm tháng 5/2011.
Những dự án mà cánh báo chí hỏi anh đều đã được cấp phép quá lâu nhưng không hiểu vì sao, ngày qua ngày, dự án vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt". Mà đâu chỉ 6 dự án đã đề cập, hơn 50% dự án ở khu đã giao đất từ năm 2000 - 2002 nhưng tốc độ triển khai lại không kém gì dự án "cầu Dần Xây" từng vang dội tiếng tăm ở huyện Cần Giờ. Thậm chí, có không ít dự án đã qua 5 - 6 đời chủ đầu tư.
Những dự án mà cánh báo chí hỏi anh đều đã được cấp phép quá lâu nhưng không hiểu vì sao, ngày qua ngày, dự án vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt". Mà đâu chỉ 6 dự án đã đề cập, hơn 50% dự án ở khu đã giao đất từ năm 2000 - 2002 nhưng tốc độ triển khai lại không kém gì dự án "cầu Dần Xây" từng vang dội tiếng tăm ở huyện Cần Giờ. Thậm chí, có không ít dự án đã qua 5 - 6 đời chủ đầu tư.
Chuyện gì đến phải đến, sau nhiều lần đề cập đến việc thu hồi dự án chậm triển khai, cuối cùng, UBND Tp.HCM đi đến quyết định, cụ thể: Đối với 43 dự án có tỷ lệ bồi thường dưới 50%, UBND quận, huyện xem xét và có thể trình UBND Thành phố ra quyết định thu hồi nếu nguyên nhân từ chủ đầu tư (CĐT).
Với 29 dự án có tỷ lệ bồi thường từ 50 - 80% thì cần xem xét năng lực triển khai, khả năng tài chính của CĐT, nếu CĐT tiếp tục dự án thì cần cam kết về tiến độ và thời gian hoàn thành dự án dưới sự hỗ trợ, tháo gỡ vướng mắc của các sở, ngành.
Trong trường hợp CĐT không tiếp tục do những khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng thì cần xem xét giảm quy mô dự án. Còn với 90 dự án hiện đang có tỷ lệ bồi thường từ 80% đến dưới 100% sẽ được xem xét xử lý tương tự như các trường hợp bồi thường từ 50 - 80%.
Xét ở khía cạnh nào đó, đây là điều sớm muộn phải làm để tránh tình trạng quy hoạch treo, gây khó cho người dân nằm trong vùng quy hoạch; hơn nữa, cũng để tạo điều kiện cho các DN có điều kiện. Nhưng ở góc độ khác, hệ quả thu hồi này cũng là bài học cho các cơ quan quản lý.
Trước hết là chuyện quy hoạch tràn lan, đâu đâu cũng làm dự án. Nhiều khu hạ tầng kết nối chưa hoàn chỉnh cũng được quy hoạch lên thành khu đô thị mới, thành phố mới. Đó là chưa nói đến việc thẩm định năng lực của DN để cấp phép dự án. Điều này không chỉ xảy ra ở Tp.HCM hay ở khu vực BĐS nhà ở mà trước đó là bài học về sân golf, khu công nghiệp, khu kinh tế...
Nếu ai đã có dịp chứng kiến quá trình thu hút đầu tư của thành phố Mặt trời - Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài sẽ không khỏi xót xa vì sự lãng phí tiền của, bởi nhiều dự án nhà phố (gần khu siêu thị miễn thuế) không người ở, đã xuống cấp trầm trọng (hầu hết các dự án này xây dựng trong giai đoạn "sốt" 2006 - 2007).
Lẽ dĩ nhiên, bất kỳ một quyết định hay chính sách điều hành, quản lý nào cũng không thể làm vừa lòng tất cả các đối tượng trong xã hội. Cũng giống như những năm 1970, một quốc gia phát triển như Singapore ngày nay cũng đã phải đối diện với những làn sóng phản đối khi Chính phủ quyết định chuyển người dân sang các khu chung cư mới, với các yêu cầu về bảo vệ môi trường sống, thay vì để họ ở trong các khu nhà ổ chuột và nuôi heo ngay trong chính các căn hộ thuộc khu vực trung tâm.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet