Quỹ tiết kiệm nhà ở: Học theo mô hình các nước bạn
Mỗi người dân đều có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ, dù có nhu cầu về nhà ở hay không, đó là thông tin được rút ra từ việc nghiên cứu mô hình hoạt động của Quỹ tiết kiệm nhà ở của một số nước trên thế giới.
Đó là ý kiến của ông Lê Cao Tuấn, Phó văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản, khi trao đổi với Đất Việt về việc lập Quỹ tiết kiệm nhà ở.
- Quỹ này sẽ do ai quản lý và hoạt động như thế nào, thưa ông?
- Hiện chúng tôi đang tập hợp các chuyên gia tài chính, ngân hàng xây dựng… nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của Quỹ. Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi được biết ở Hàn Quốc, Trung Quốc đều áp dụng mô hình này. Quỹ này do Nhà nước thành lập, nguồn vốn bao gồm hai nguồn chính: tiền từ ngân sách nhà nước, thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ và tiền tiết kiệm của người có nhu cầu mua nhà ở.
Singapore và Trung Quốc bắt buộc mọi người làm công ăn lương phải đóng góp, không phân biệt người có nhu cầu mua nhà hay không. Thời gian góp tối thiểu là 10 hoặc 15 năm, sau đó anh không có nhu cầu mua nhà thì được rút vốn. Hàn Quốc lại có cách ứng xử khác: không bắt buộc mọi người đóng góp, nhưng nếu anh mua hoặc bán nhà thì anh phải mua trái phiếu của Chính phủ (chiếm tỷ lệ khoảng 0,01 - 0,02% tống giá trị tiền mua hoặc bán nhà) trong thời gian 10 năm, tiền đó đưa vào Quỹ Tiết kiệm nhà ở… Tóm lại, những nước này đều yêu cầu mỗi người dân phải có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ phát triển chung của đô thị dù có nhu cầu nhà ở hay không.
- Nhưng liệu khi áp dụng ở Việt Nam, mô hình này liệu có khả thi? Những người không có nhu cầu về nhà ở thì tại sao phải bắt buộc họ đóng góp vào quỹ?
- Mô hình quỹ phát triển nhà ở các nước thường quy định: Anh không có nhu cầu mua nhà thì anh vẫn phải đóng góp trong một thời gian nhất định, sau đó anh có thể rút ra. Vì đây là dạng bảo hiểm về nhà ở, ngoài lợi ích cá nhân, anh còn trách nhiệm xã hội. Vì khi giải quyết được vấn đề nhà ở cho người ở đô thị thì sẽ giải quyết được tình trạng lấn chiếm, cơi nới trái phép, nhếch nhác trong đô thị. Anh được sống tại đô thị không cơi nới, không nhếch nhác thì phải có trách nhiệm đóng góp. Ở Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc đều bắt buộc người dân đóng góp, dưới các hình thức khác nhau.
- Có ý kiến cho rằng để giá nhà đất lên quá cao so với thu nhập của người dân có trách nhiệm của những người làm chính sách. Vậy tại sao lại bắt mọi người hưởng lương từ ngân sách phải chịu trách nhiệm chung?
- Vấn đề này phải nghiên cứu sâu, nhưng rõ ràng anh phải có trách nhiệm với khu vực anh ở. Nói một cách gián tiếp, có nhiều khoản khác anh phải đóng góp. Ở nước ngoài có những sắc thuế về lâu dài mình phải học, đó là thuế hạ tầng đô thị. Hạ tầng gồm đường xá, điện nước, bệnh viện, trường học… Anh ở Hà Nội, được học gần nhất, chữa bệnh ở bệnh viện tốt nhất thì anh phải đóng góp cho Chính phủ để đầu tư bệnh viện các nơi khác, hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng ở những vùng khó khăn. Do vậy, anh ở Hà Nội hoặc đô thị, làm phát sinh nhu cầu nhà ở khu vực đó thì anh phải có trách nhiệm đóng góp cho Nhà nước.
- Nhưng với những thu nhập thấp, ngoài những khoản đóng góp bắt buộc như công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…, nay phải đóng góp thêm khoản nữa vào quỹ, liệu đời sống của họ vốn đã khó khăn sẽ ra sao?
- Đó cũng là vấn đề cần giải quyết. Chúng tôi cũng đang tìm hiểu mô hình của Trung Quốc và Hàn Quốc xem họ giải quyết như thế nào. Có lẽ mình phải lọc ra: nhóm nào quá nghèo thì cần trợ giúp, nhóm thu nhập thấp thì cần hỗ trợ...
Xin cảm ơn ông!
- Quỹ này sẽ do ai quản lý và hoạt động như thế nào, thưa ông?
- Hiện chúng tôi đang tập hợp các chuyên gia tài chính, ngân hàng xây dựng… nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của Quỹ. Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi được biết ở Hàn Quốc, Trung Quốc đều áp dụng mô hình này. Quỹ này do Nhà nước thành lập, nguồn vốn bao gồm hai nguồn chính: tiền từ ngân sách nhà nước, thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ và tiền tiết kiệm của người có nhu cầu mua nhà ở.
Singapore và Trung Quốc bắt buộc mọi người làm công ăn lương phải đóng góp, không phân biệt người có nhu cầu mua nhà hay không. Thời gian góp tối thiểu là 10 hoặc 15 năm, sau đó anh không có nhu cầu mua nhà thì được rút vốn. Hàn Quốc lại có cách ứng xử khác: không bắt buộc mọi người đóng góp, nhưng nếu anh mua hoặc bán nhà thì anh phải mua trái phiếu của Chính phủ (chiếm tỷ lệ khoảng 0,01 - 0,02% tống giá trị tiền mua hoặc bán nhà) trong thời gian 10 năm, tiền đó đưa vào Quỹ Tiết kiệm nhà ở… Tóm lại, những nước này đều yêu cầu mỗi người dân phải có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ phát triển chung của đô thị dù có nhu cầu nhà ở hay không.
Ông Lê Cao Tuấn |
- Mô hình quỹ phát triển nhà ở các nước thường quy định: Anh không có nhu cầu mua nhà thì anh vẫn phải đóng góp trong một thời gian nhất định, sau đó anh có thể rút ra. Vì đây là dạng bảo hiểm về nhà ở, ngoài lợi ích cá nhân, anh còn trách nhiệm xã hội. Vì khi giải quyết được vấn đề nhà ở cho người ở đô thị thì sẽ giải quyết được tình trạng lấn chiếm, cơi nới trái phép, nhếch nhác trong đô thị. Anh được sống tại đô thị không cơi nới, không nhếch nhác thì phải có trách nhiệm đóng góp. Ở Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc đều bắt buộc người dân đóng góp, dưới các hình thức khác nhau.
Theo Bộ Xây dựng, Quỹ tiết kiệm nhà ở sẽ là cầu nối giúp những người có thu nhập thấp có cơ hội được mua nhà. Ảnh: Trung Kiên |
- Có ý kiến cho rằng để giá nhà đất lên quá cao so với thu nhập của người dân có trách nhiệm của những người làm chính sách. Vậy tại sao lại bắt mọi người hưởng lương từ ngân sách phải chịu trách nhiệm chung?
- Vấn đề này phải nghiên cứu sâu, nhưng rõ ràng anh phải có trách nhiệm với khu vực anh ở. Nói một cách gián tiếp, có nhiều khoản khác anh phải đóng góp. Ở nước ngoài có những sắc thuế về lâu dài mình phải học, đó là thuế hạ tầng đô thị. Hạ tầng gồm đường xá, điện nước, bệnh viện, trường học… Anh ở Hà Nội, được học gần nhất, chữa bệnh ở bệnh viện tốt nhất thì anh phải đóng góp cho Chính phủ để đầu tư bệnh viện các nơi khác, hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng ở những vùng khó khăn. Do vậy, anh ở Hà Nội hoặc đô thị, làm phát sinh nhu cầu nhà ở khu vực đó thì anh phải có trách nhiệm đóng góp cho Nhà nước.
- Nhưng với những thu nhập thấp, ngoài những khoản đóng góp bắt buộc như công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…, nay phải đóng góp thêm khoản nữa vào quỹ, liệu đời sống của họ vốn đã khó khăn sẽ ra sao?
- Đó cũng là vấn đề cần giải quyết. Chúng tôi cũng đang tìm hiểu mô hình của Trung Quốc và Hàn Quốc xem họ giải quyết như thế nào. Có lẽ mình phải lọc ra: nhóm nào quá nghèo thì cần trợ giúp, nhóm thu nhập thấp thì cần hỗ trợ...
Xin cảm ơn ông!
Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ cho lập Quỹ tiết kiệm nhà ở để cho người thu nhập thấp vay mua nhà. Quỹ được xây dựng giống như hình thức bảo hiểm xã hội với mức đóng góp dự kiến khoảng 1 - 2% tiền lương hàng tháng của người lao động. |
(Theo Đất Việt)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet