Tp.HCM: Dân thắc mắc vì phải kê khai nhà đất nhiều lần
Gần đây, các hộ dân ở Tp.HCM được tổ dân phố phát “Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp”, kèm theo yêu cầu phải nộp bản photo giấy chứng nhận chủ quyền nhà đất, giấy chứng minh nhân dân của chủ hộ.
Nhiều người hiểu rằng đây là bước thủ tục triển khai thực hiện chế độ thu thuế đất phi nông nghiệp theo luật mới ban hành.
Đã là yêu cầu của chính quyền thì đương nhiên người dân phải chấp hành. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn, tự đặt câu hỏi: liệu cứ mỗi lần thay đổi về chính sách thì có cần bắt dân phải kê khai, nộp nhiều loại giấy tờ như thế hay không? Họ thắc mắc như thế bởi biết rằng những số liệu ngành thuế và chính quyền địa phương yêu cầu dân kê khai hết đợt này đến đợt khác đều đã được lưu trữ tại các ban ngành chức năng, trong đó có ngành thuế. Riêng những dữ liệu phục vụ việc tính thuế đất phi nông nghiệp như vị trí, số thửa đất, số tờ bản đồ, diện tích sử dụng, diện tích xây dựng... tại cơ quan thuế và UBND phường xã, quận huyện đều từng nhiều lần yêu cầu người dân phải nộp trong những lần kê khai trước, khi mua bán, làm sổ đỏ - sổ hồng và nộp thuế thổ trạch hằng năm. Rõ ràng khi thực hiện Luật thuế đất phi nông nghiệp mới, việc lại yêu cầu người dân kê khai và nộp mấy loại giấy tờ kèm theo chỉ là tình trạng phát sinh thủ tục, dành thuận lợi về cho ngành thuế và đẩy thủ tục, khó khăn về phía người dân.Thực tế, liên quan đến lĩnh vực đất đai người dân đã quá mệt mỏi, bức xúc vì căn bệnh thủ tục, giấy tờ. Ví như việc nộp thuế sử dụng đất (thổ trạch) nhiều năm qua, mặc dù biên lai, hóa đơn nộp thuế đều lưu tại các tổ thu thuế ở phường xã nhưng mỗi khi người dân đến nộp thuế họ lại bị yêu cầu phải xuất trình biên lai, hóa đơn năm trước. Cũng vậy, mỗi lần mua bán, chuyển nhượng, cho tặng... nhà đất thì ngoài những giấy tờ chứng minh chủ quyền như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, hợp đồng công chứng, bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân..., đương sự còn phải kèm theo rất nhiều thứ khác như biên lai thuế sử dụng đất hằng năm, bản vẽ hiện trạng, tờ khai thuế trước bạ kèm hóa đơn nộp thuế...
Vấn đề đặt ra là có thể bỏ bớt các thủ tục và giấy tờ liên quan đến nhà đất cho người dân “dễ thở” được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, bởi trong thời đại công nghệ thông tin phát triển và “chính phủ điện tử” ngày nay, mọi dữ liệu liên quan đều đã có lưu trữ trong “kho” cơ quan công quyền trên mạng. Chỉ cần vài động tác trên máy tính là người thừa hành công vụ đã có thể “lôi ra” các thông tin cần thiết phục vụ tính toán, đối chiếu, xử lý, quyết định. Như vậy, cơ quan nhà nước nói chung, ngành thuế nói riêng không cần thiết phải bắt người dân nộp quá nhiều giấy tờ như hiện tại, vừa gây tốn kém vật chất, thời gian, phát sinh nhũng nhiễu tiêu cực và gây bức xúc, mất thiện cảm với cơ quan công quyền trong mắt người dân.
Việc này, kinh nghiệm của Singapore rất đáng để học tập. Như khi mua một căn nhà, chủ hộ chỉ được cấp (và giữ) một tờ duy nhất là giấy chủ quyền (khổ A4), các loại giấy tờ khác đã có cơ quan nhà nước lưu trữ.
Đã là yêu cầu của chính quyền thì đương nhiên người dân phải chấp hành. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn, tự đặt câu hỏi: liệu cứ mỗi lần thay đổi về chính sách thì có cần bắt dân phải kê khai, nộp nhiều loại giấy tờ như thế hay không? Họ thắc mắc như thế bởi biết rằng những số liệu ngành thuế và chính quyền địa phương yêu cầu dân kê khai hết đợt này đến đợt khác đều đã được lưu trữ tại các ban ngành chức năng, trong đó có ngành thuế. Riêng những dữ liệu phục vụ việc tính thuế đất phi nông nghiệp như vị trí, số thửa đất, số tờ bản đồ, diện tích sử dụng, diện tích xây dựng... tại cơ quan thuế và UBND phường xã, quận huyện đều từng nhiều lần yêu cầu người dân phải nộp trong những lần kê khai trước, khi mua bán, làm sổ đỏ - sổ hồng và nộp thuế thổ trạch hằng năm. Rõ ràng khi thực hiện Luật thuế đất phi nông nghiệp mới, việc lại yêu cầu người dân kê khai và nộp mấy loại giấy tờ kèm theo chỉ là tình trạng phát sinh thủ tục, dành thuận lợi về cho ngành thuế và đẩy thủ tục, khó khăn về phía người dân.Thực tế, liên quan đến lĩnh vực đất đai người dân đã quá mệt mỏi, bức xúc vì căn bệnh thủ tục, giấy tờ. Ví như việc nộp thuế sử dụng đất (thổ trạch) nhiều năm qua, mặc dù biên lai, hóa đơn nộp thuế đều lưu tại các tổ thu thuế ở phường xã nhưng mỗi khi người dân đến nộp thuế họ lại bị yêu cầu phải xuất trình biên lai, hóa đơn năm trước. Cũng vậy, mỗi lần mua bán, chuyển nhượng, cho tặng... nhà đất thì ngoài những giấy tờ chứng minh chủ quyền như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, hợp đồng công chứng, bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân..., đương sự còn phải kèm theo rất nhiều thứ khác như biên lai thuế sử dụng đất hằng năm, bản vẽ hiện trạng, tờ khai thuế trước bạ kèm hóa đơn nộp thuế...
Vấn đề đặt ra là có thể bỏ bớt các thủ tục và giấy tờ liên quan đến nhà đất cho người dân “dễ thở” được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, bởi trong thời đại công nghệ thông tin phát triển và “chính phủ điện tử” ngày nay, mọi dữ liệu liên quan đều đã có lưu trữ trong “kho” cơ quan công quyền trên mạng. Chỉ cần vài động tác trên máy tính là người thừa hành công vụ đã có thể “lôi ra” các thông tin cần thiết phục vụ tính toán, đối chiếu, xử lý, quyết định. Như vậy, cơ quan nhà nước nói chung, ngành thuế nói riêng không cần thiết phải bắt người dân nộp quá nhiều giấy tờ như hiện tại, vừa gây tốn kém vật chất, thời gian, phát sinh nhũng nhiễu tiêu cực và gây bức xúc, mất thiện cảm với cơ quan công quyền trong mắt người dân.
Việc này, kinh nghiệm của Singapore rất đáng để học tập. Như khi mua một căn nhà, chủ hộ chỉ được cấp (và giữ) một tờ duy nhất là giấy chủ quyền (khổ A4), các loại giấy tờ khác đã có cơ quan nhà nước lưu trữ.
(Theo TTO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet