Quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Hỏi: Tôi có 1 căn nhà diện tích 54,4m2, bị giải tỏa 31,6m2 (tương đương 58%). Xin hỏi tôi sẽ được bồi thường như thế nào?
Căn nhà của tôi có rơi vào 1 trong 3 trường hợp sau không: Bị giải tỏa quá 50% diện tích thì được tái định cư; giao hết cho Nhà nước 42% còn lại rồi mới được tái định cư hay chỉ được nhận tiền bồi thường?
Việc thu hồi đất phải căn cứ vào quyết định thu hồi đất của UBND cấp có thẩm quyền. UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Diện tích, vị trí đất, loại đất, nguồn gốc đất bị thu hồi được ghi rõ trong quyết định đó.
Theo quy định tại Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, thì chế độ bồi thường, hỗ trợ về đất phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể: đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất; đất sử dụng trước ngày 15/10/1993 mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; hay đất sử dụng từ ngày 15/10/1993 trở về sau mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; hoặc đất có diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Bồi thường đất có cùng mục đích sử dụng
Tại khoản 2, Điều 14, Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/8/2009 quy định: Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất;
Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau:
- Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ lớn hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch;
- Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tái định cư thì người tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
Hỗ trợ kinh phí để di chuyển
Về hỗ trợ kinh phí để di chuyển, theo khoản 1, khoản 3, khoản 4, Điều 18, Nghị định 69/NĐ-CP thì hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ kinh phí để di chuyển.
Người bị thu hồi đất ở mà không còn chỗ ở khác thì trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí vào khu tái định cư) được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở.
UBND cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ cụ thể quy định này.
Hỗ trợ tái định cư
Về hỗ trợ tái định cư, Điều 19 Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định như sau:
- Nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.
Đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà không có chỗ ở nào khác thì được giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư.
Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó.
- Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở mà tự lo chỗ ở thì được hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư tập trung trừ trường hợp đã được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư quy định ở trên.
UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể tại địa phương quy định về suất tái định cư tối thiểu và mức hỗ trợ theo nội dung trên.
Về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Theo quy định tại khoản 1, Điều 30, Nghị định 69/2009/NĐ-CP thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải lập và trình phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:
- Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;
- Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại;
- Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;
- Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
- Việc bố trí tái định cư.
Vấn đề bà Phan Quý Ngà hỏi chúng tôi xin trả lời như sau: Trong quyết định thu hồi đất, diện tích của gia đình bà phải thu hồi bao nhiêu thì phải bàn giao bấy nhiêu. Tiến độ bàn giao mặt bằng theo yêu cầu của Ban quản lý dự án và Ban bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng. Quyền lợi của gia đình bà Ngà được thể hiện chi tiết ở phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .
Căn cứ các quy định của pháp luật về đất đai nêu trên, bà Ngà cần đối chiếu với quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để biết rõ trường hợp cụ thể của gia đình mình.
Bà Phan Quý Ngà ([email protected])
Trả lời:Việc thu hồi đất phải căn cứ vào quyết định thu hồi đất của UBND cấp có thẩm quyền. UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Diện tích, vị trí đất, loại đất, nguồn gốc đất bị thu hồi được ghi rõ trong quyết định đó.
Theo quy định tại Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, thì chế độ bồi thường, hỗ trợ về đất phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể: đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất; đất sử dụng trước ngày 15/10/1993 mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; hay đất sử dụng từ ngày 15/10/1993 trở về sau mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất; hoặc đất có diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Bồi thường đất có cùng mục đích sử dụng
Tại khoản 2, Điều 14, Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/8/2009 quy định: Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất;
Trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau:
- Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ lớn hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch;
- Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tái định cư thì người tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
Hỗ trợ kinh phí để di chuyển
Về hỗ trợ kinh phí để di chuyển, theo khoản 1, khoản 3, khoản 4, Điều 18, Nghị định 69/NĐ-CP thì hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ kinh phí để di chuyển.
Người bị thu hồi đất ở mà không còn chỗ ở khác thì trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí vào khu tái định cư) được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở.
UBND cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ cụ thể quy định này.
Hỗ trợ tái định cư
Về hỗ trợ tái định cư, Điều 19 Nghị định 69/2009/NĐ-CP quy định như sau:
- Nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.
Đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà không có chỗ ở nào khác thì được giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư.
Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó.
- Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở mà tự lo chỗ ở thì được hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư tập trung trừ trường hợp đã được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư quy định ở trên.
UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể tại địa phương quy định về suất tái định cư tối thiểu và mức hỗ trợ theo nội dung trên.
Về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Theo quy định tại khoản 1, Điều 30, Nghị định 69/2009/NĐ-CP thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải lập và trình phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:
- Tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất;
- Diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt hại;
- Các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng người được hưởng trợ cấp xã hội;
- Số tiền bồi thường, hỗ trợ;
- Việc bố trí tái định cư.
Vấn đề bà Phan Quý Ngà hỏi chúng tôi xin trả lời như sau: Trong quyết định thu hồi đất, diện tích của gia đình bà phải thu hồi bao nhiêu thì phải bàn giao bấy nhiêu. Tiến độ bàn giao mặt bằng theo yêu cầu của Ban quản lý dự án và Ban bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng. Quyền lợi của gia đình bà Ngà được thể hiện chi tiết ở phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .
Căn cứ các quy định của pháp luật về đất đai nêu trên, bà Ngà cần đối chiếu với quyết định thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để biết rõ trường hợp cụ thể của gia đình mình.
Luật sư Trần Văn Toàn
VPLS Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội
(Theo Chinhphu)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet