Phong thủy cho không gian tiền sảnh, hành lang trước nhà
Các không gian chung như tiền sảnh – hàng hiên – hành lang trước nhà được gọi với cái tên "nơi đón chào và tiễn đưa". Dù với loại hình kiến trúc nào thì vị trí của không gian đón tiếp này luôn giữ vai trò quan trọng về mặt phong thủy.
Các nhà phố nhỏ do điều kiện diện tích hạn chế, các phòng trên tầng đều cố gắng đua ra để tăng thêm không gian sử dụng. Không gian hàng hiên trước nhà được tận dụng tối đa để kinh doanh, làm chỗ để xe. Trong khi đó, ngay cả ở căn hộ chung cư cũng hay bị lược bỏ phần sảnh đệm khiến thói quen đón tiếp khách đến nhà thiếu chỗ thể hiện, những điều này không chỉ gây ra bất tiện về mặt sử dụng mà còn làm hỏng đi vai trò phong thủy của hàng hiên, sảnh đệm, tiền phòng vốn có trong nhà ở lâu nay.
Đối với kiến trúc truyền thống, hàng hiên, tiền sảnh là không gian sinh hoạt, là khoảng giao hòa trong – ngoài, có chức năng che mưa chắn nắng và giảm các tác động xấu từ ngoại cảnh vào nhà. Tùy nhu cầu tiếp khách của gia đình (hay tiếp khách tại gia không) thì có thể sử dụng ít hay nhiều. Nhưng cần lưu tâm đến vai trò chuyển tiếp Khí khá tốt của những khoảng đệm này nếu biết bố trí hợp lý để cân bằng Âm – Dương.
Dựa trên từng loại hình kiến trúc để xem xét về yếu tố phong thủy của hàng hiên – tiền sảnh. Nhà biệt thự hay nhà vườn, có thể làm hàng hiên chạy vòng quanh, tuy nhiên các mặt nhà đón gió lành như Nam hay lận cận Nam là hữu dụng nhất trong sinh hoạt, nếu nằm về phía Tây hay Bắc thì đóng vai trò che chắn là chính. Để tránh luồng khí xông thẳng vào nhà gây ra hiện tượng gió lùa thì có thể kết hợp hàng hiên với lối vào hoặc phần mở rộng của phòng, khi trước nhà bị ngã ba hoặc nhà khác chiếu thẳng thì hàng hiên, sảnh đệm, mái che, cây xanh đặt trước nhà sẽ làm giảm Trực xung hữu hiệu.
Phong thủy truyền thống cũng cho rằng tiền sảnh, hàng hiên cũng phải tương xứng với quy mô của nhà, ví dụ, nhà lớn mà lối vào nhỏ hoặc không có khoảng đệm dễ bị tán khí, ngược lại, nhà nhỏ mà tiền sảnh quá rộng thì phạm Ngũ Hư (5 điều kiêng kỵ trong phong thủy)
Ở nhà phố cao tầng, tiền sảnh còn đóng vai trò như một nơi tiếp khách tạm với một vài chiếc ghế chờ, một số nhà khác còn tận dụng tiền sảnh làm chỗ để giày dép, mũ nón, áo mưa....để thuận tiện trong sử dụng và giảm áp lực cho phòng khách bên trong.
Cách trang trí tiền sảnh, hành lang khác hẳn với không gian nội thất. Vì là nơi tiếp xúc đầu tiên và chịu tác động của ngoại cảnh nhiều nhất nên nội thất ở đây cần bố trí theo kiểu “tốt khoe xấu che” để đảm bảo tính trang trọng và sự nổi bật, chất liệu trang trí thiên về yếu tố tự nhiên (Mộc và Thổ) để chịu tác động nắng mưa nhiều hơn.
Đối với kiến trúc truyền thống, hàng hiên, tiền sảnh là không gian sinh hoạt, là khoảng giao hòa trong – ngoài, có chức năng che mưa chắn nắng và giảm các tác động xấu từ ngoại cảnh vào nhà. Tùy nhu cầu tiếp khách của gia đình (hay tiếp khách tại gia không) thì có thể sử dụng ít hay nhiều. Nhưng cần lưu tâm đến vai trò chuyển tiếp Khí khá tốt của những khoảng đệm này nếu biết bố trí hợp lý để cân bằng Âm – Dương.
Dựa trên từng loại hình kiến trúc để xem xét về yếu tố phong thủy của hàng hiên – tiền sảnh. Nhà biệt thự hay nhà vườn, có thể làm hàng hiên chạy vòng quanh, tuy nhiên các mặt nhà đón gió lành như Nam hay lận cận Nam là hữu dụng nhất trong sinh hoạt, nếu nằm về phía Tây hay Bắc thì đóng vai trò che chắn là chính. Để tránh luồng khí xông thẳng vào nhà gây ra hiện tượng gió lùa thì có thể kết hợp hàng hiên với lối vào hoặc phần mở rộng của phòng, khi trước nhà bị ngã ba hoặc nhà khác chiếu thẳng thì hàng hiên, sảnh đệm, mái che, cây xanh đặt trước nhà sẽ làm giảm Trực xung hữu hiệu.
Phong thủy truyền thống cũng cho rằng tiền sảnh, hàng hiên cũng phải tương xứng với quy mô của nhà, ví dụ, nhà lớn mà lối vào nhỏ hoặc không có khoảng đệm dễ bị tán khí, ngược lại, nhà nhỏ mà tiền sảnh quá rộng thì phạm Ngũ Hư (5 điều kiêng kỵ trong phong thủy)
Ở nhà phố cao tầng, tiền sảnh còn đóng vai trò như một nơi tiếp khách tạm với một vài chiếc ghế chờ, một số nhà khác còn tận dụng tiền sảnh làm chỗ để giày dép, mũ nón, áo mưa....để thuận tiện trong sử dụng và giảm áp lực cho phòng khách bên trong.
Cách trang trí tiền sảnh, hành lang khác hẳn với không gian nội thất. Vì là nơi tiếp xúc đầu tiên và chịu tác động của ngoại cảnh nhiều nhất nên nội thất ở đây cần bố trí theo kiểu “tốt khoe xấu che” để đảm bảo tính trang trọng và sự nổi bật, chất liệu trang trí thiên về yếu tố tự nhiên (Mộc và Thổ) để chịu tác động nắng mưa nhiều hơn.
Công ty CP AD kiến trúc
(Theo Archi)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet