Ngũ hành giao thông trong nhà
Trong mọi ngôi nhà, không gian giao thông tuy không được tính vào diện tích hữu ích như các phòng ốc, nhưng lại không thể thiếu để kết nối các vùng khí của toàn nhà với nhau.
Xu thế thiết kế không gian ở hiện nay theo dạng thoáng mở càng khiến cho các không gian giao thông trở nên quan trọng và không còn mang tính phân biệt chính - phụ nữa.
Tính chất và hình thể
Xét theo công năng, tính chất các không gian giao thông trong nhà chủ yếu thuộc hành Thổ, nghĩa là cần bề mặt vuông vức, bằng phẳng, tránh khấp khểnh, tập trung ở trung cung hoặc từ trung cung tỏa đi. Việc định vị nút giao thông trong nhà nếu không khéo sẽ bị đi xuyên qua (sơn xuyên) rất nhiều, tạo ra các vùng hút gió không tốt.
Nhà càng thiếu diện tích lại càng cần giảm thiểu các khoảng đi lại, mà nên kết hợp lối giao thông với không gian sử dụng (ví dụ làm giá sách dọc hành lang, đặt bàn viết hoặc chỗ tiếp khách...) sẽ nâng cao hiệu suất sử dụng không gian hơn. Nếu hành lang, cầu thang kết hợp được với giếng trời (thiên tỉnh) sẽ hình thành nên một trục liên kết khí theo chiều đứng, giảm hút gió ngang và nối liền quan hệ Thiên-Địa-Nhân tốt hơn là ngôi nhà bít bùng có hành lang dài hun hút.
Những không gian riêng tư và tĩnh lặng - nhất là phòng ngủ và phòng ăn - thuộc hành Mộc, nên các lối đi lại tại đó nên tổ chức theo hành Thủy (sinh Mộc) như tạo luồng di chuyển uốn lượn chứ không thẳng tuột, mềm mại và linh hoạt hơn. Các không gian tâm linh như phòng thờ thì thuộc Hỏa, tính chất ngũ hành các vùng đi lại trong đó sẽ nghiêng về Thổ (vuông vức, cân xứng) để tương sinh. Đối với không gian sinh hoạt, có thể dùng hành Kim (hình tròn) để tăng tính tập trung, phân bố ánh sáng và thông thoáng hài hòa hơn.
Tùy theo chất liệu sử dụng và không gian nội tại cũng như lân cận mà ta quyết định hành nào bổ sung cho không gian giao thông. Ví dụ đối với hành lang lát gỗ hoặc cầu thang gỗ thì tính Mộc nổi lên, hợp với không gian ít bị đi qua lại nhiều như trước phòng ngủ hay phòng sinh hoạt trên lầu. Nếu đưa vật liệu gỗ xuống lối đi tầng trệt hoặc nhà bếp, hàng hiên thì lại không phù hợp, vì tính chất Mộc sinh Hỏa khi gặp thêm Hỏa sẽ dễ cháy, đông người qua lại dễ gây hư hại hơn là lát bằng đá hay gạch thô.
Bình ổn theo chiều ngang
Không gian giao thông theo phương ngang trong nhà cần xem xét từ bên ngoài tiếp cận vào bên trong, bắt đầu là hàng hiên hoặc tiền sảnh, kế đến là hành lang và những khoảng nối giữa các khu vực sinh hoạt trong nhà. Nguyên tắc "Ngũ hành tương sinh" trong màu sắc có thể áp dụng để liên kết khi tổng thể toàn nhà, vì chính không gian giao thông là khu vực có khả năng liên kết tốt nhất với các màu sắc, đường nét chung - riêng với nhau.
Màu của trục giao thông ngang cũng cần mang tính hài hòa với màu chủ đạo của toàn nhà. Có hai giải pháp là đồng bộ hoặc tương phản. Đồng bộ để làm nên các trục dẫn truyền khi thông qua màu sắc, để khi tiếp cận nội thất người ta cảm nhận được ngay sự nhất quán từ ngoài vào trong. Đây là cách thức mà kiến trúc xưa hoặc nhà thời nay mô phỏng truyền thống thường áp dụng.
Còn làm theo lối tương phản để tách bạch những yếu tố đối nội - đối ngoại vốn khác nhau, cho chủ nhà và khách đến tự khám phá, ngạc nhiên, ví dụ như ngoại thất dùng màu sắc của nhôm kính (để tiện cho hoạt động kinh doanh chẳng hạn), nhưng nội thất tại các trục giao thông ngang lại dùng gạch thô, màu thiên nhiên. Khi hành lang trong nhà có dạng dài (hành Mộc) có thể dùng bình phong trang trí hoa văn ngoằn ngoèo (hành Thủy) để Thủy sinh Mộc, hoặc bố trí màu thành mảng tương phản và tươi vui hẳn lên, làm giảm cảm giác sâu hun hút.
Phát triển theo chiều đứng
Trong nhà ở, cầu thang và giếng trời chính là nơi dẫn khí lưu thông theo chiều đứng giữa các tầng. Vì vậy, bố trí cầu thang hợp với phong thủy sẽ giúp trường khí trong nhà được cải thiện và thông suốt hơn.
Màu sắc của cầu thang cũng chịu ảnh hưởng của ánh sáng khi đi dần lên cao, nhất là hiện nay nhà nào cũng làm khoảng lấy sáng trên nóc cầu thang. Những màu sáng, phản chiếu rõ (tính dương) nên bố trí ở vùng dưới thấp. Những màu tối hơn, âm tính hơn sẽ bố trí các tầng trên để cân bằng lại với dương quan mạnh ở trên cao. Khả năng chuyển tiếp màu theo chiều cao cũng cần lưu ý, tránh những chuyển màu quá đột ngột hoặc thiếu quy luật, có thể gây nhiễu loạn trường khí buồng thang và tạo ảo giác, mất tập trung cho người di chuyển.
Ví dụ tường cầu thang nên bố trí các dải màu song song với độ nghiêng của thang, hoặc làm ngang bằng sổ thẳng để tạo sự quan sát bình ổn cho người đang di chuyển. Muốn treo tranh trong buồng thang thì chỉ nên treo tại các vị trí ổn định như chiếu nghỉ, chiếu tới và tranh mang tính trang trí, ít chi tiết rối mắt.
Tính phát triển trong dùng màu khu vực cầu thang còn thể hiện qua việc dùng những mảng nhấn tại điểm đến để người di chuyển định hướng tốt hơn. Ví dụ như dùng mảng màu tươi vui trên tường thang để định vị không gian của mỗi tầng, hay dùng đá thiên nhiên để tạo tương phản, nhờ vậy trục giao thông đứng sẽ trở nên hấp dẫn và tránh sự nhàm chán, trí trệ về dẫn truyền khí.
Tính chất và hình thể
Xét theo công năng, tính chất các không gian giao thông trong nhà chủ yếu thuộc hành Thổ, nghĩa là cần bề mặt vuông vức, bằng phẳng, tránh khấp khểnh, tập trung ở trung cung hoặc từ trung cung tỏa đi. Việc định vị nút giao thông trong nhà nếu không khéo sẽ bị đi xuyên qua (sơn xuyên) rất nhiều, tạo ra các vùng hút gió không tốt.
Nhà càng thiếu diện tích lại càng cần giảm thiểu các khoảng đi lại, mà nên kết hợp lối giao thông với không gian sử dụng (ví dụ làm giá sách dọc hành lang, đặt bàn viết hoặc chỗ tiếp khách...) sẽ nâng cao hiệu suất sử dụng không gian hơn. Nếu hành lang, cầu thang kết hợp được với giếng trời (thiên tỉnh) sẽ hình thành nên một trục liên kết khí theo chiều đứng, giảm hút gió ngang và nối liền quan hệ Thiên-Địa-Nhân tốt hơn là ngôi nhà bít bùng có hành lang dài hun hút.
Những không gian riêng tư và tĩnh lặng - nhất là phòng ngủ và phòng ăn - thuộc hành Mộc, nên các lối đi lại tại đó nên tổ chức theo hành Thủy (sinh Mộc) như tạo luồng di chuyển uốn lượn chứ không thẳng tuột, mềm mại và linh hoạt hơn. Các không gian tâm linh như phòng thờ thì thuộc Hỏa, tính chất ngũ hành các vùng đi lại trong đó sẽ nghiêng về Thổ (vuông vức, cân xứng) để tương sinh. Đối với không gian sinh hoạt, có thể dùng hành Kim (hình tròn) để tăng tính tập trung, phân bố ánh sáng và thông thoáng hài hòa hơn.
Tùy theo chất liệu sử dụng và không gian nội tại cũng như lân cận mà ta quyết định hành nào bổ sung cho không gian giao thông. Ví dụ đối với hành lang lát gỗ hoặc cầu thang gỗ thì tính Mộc nổi lên, hợp với không gian ít bị đi qua lại nhiều như trước phòng ngủ hay phòng sinh hoạt trên lầu. Nếu đưa vật liệu gỗ xuống lối đi tầng trệt hoặc nhà bếp, hàng hiên thì lại không phù hợp, vì tính chất Mộc sinh Hỏa khi gặp thêm Hỏa sẽ dễ cháy, đông người qua lại dễ gây hư hại hơn là lát bằng đá hay gạch thô.
Bình ổn theo chiều ngang
Không gian giao thông theo phương ngang trong nhà cần xem xét từ bên ngoài tiếp cận vào bên trong, bắt đầu là hàng hiên hoặc tiền sảnh, kế đến là hành lang và những khoảng nối giữa các khu vực sinh hoạt trong nhà. Nguyên tắc "Ngũ hành tương sinh" trong màu sắc có thể áp dụng để liên kết khi tổng thể toàn nhà, vì chính không gian giao thông là khu vực có khả năng liên kết tốt nhất với các màu sắc, đường nét chung - riêng với nhau.
Màu của trục giao thông ngang cũng cần mang tính hài hòa với màu chủ đạo của toàn nhà. Có hai giải pháp là đồng bộ hoặc tương phản. Đồng bộ để làm nên các trục dẫn truyền khi thông qua màu sắc, để khi tiếp cận nội thất người ta cảm nhận được ngay sự nhất quán từ ngoài vào trong. Đây là cách thức mà kiến trúc xưa hoặc nhà thời nay mô phỏng truyền thống thường áp dụng.
Còn làm theo lối tương phản để tách bạch những yếu tố đối nội - đối ngoại vốn khác nhau, cho chủ nhà và khách đến tự khám phá, ngạc nhiên, ví dụ như ngoại thất dùng màu sắc của nhôm kính (để tiện cho hoạt động kinh doanh chẳng hạn), nhưng nội thất tại các trục giao thông ngang lại dùng gạch thô, màu thiên nhiên. Khi hành lang trong nhà có dạng dài (hành Mộc) có thể dùng bình phong trang trí hoa văn ngoằn ngoèo (hành Thủy) để Thủy sinh Mộc, hoặc bố trí màu thành mảng tương phản và tươi vui hẳn lên, làm giảm cảm giác sâu hun hút.
Phát triển theo chiều đứng
Trong nhà ở, cầu thang và giếng trời chính là nơi dẫn khí lưu thông theo chiều đứng giữa các tầng. Vì vậy, bố trí cầu thang hợp với phong thủy sẽ giúp trường khí trong nhà được cải thiện và thông suốt hơn.
Màu sắc của cầu thang cũng chịu ảnh hưởng của ánh sáng khi đi dần lên cao, nhất là hiện nay nhà nào cũng làm khoảng lấy sáng trên nóc cầu thang. Những màu sáng, phản chiếu rõ (tính dương) nên bố trí ở vùng dưới thấp. Những màu tối hơn, âm tính hơn sẽ bố trí các tầng trên để cân bằng lại với dương quan mạnh ở trên cao. Khả năng chuyển tiếp màu theo chiều cao cũng cần lưu ý, tránh những chuyển màu quá đột ngột hoặc thiếu quy luật, có thể gây nhiễu loạn trường khí buồng thang và tạo ảo giác, mất tập trung cho người di chuyển.
Ví dụ tường cầu thang nên bố trí các dải màu song song với độ nghiêng của thang, hoặc làm ngang bằng sổ thẳng để tạo sự quan sát bình ổn cho người đang di chuyển. Muốn treo tranh trong buồng thang thì chỉ nên treo tại các vị trí ổn định như chiếu nghỉ, chiếu tới và tranh mang tính trang trí, ít chi tiết rối mắt.
Tính phát triển trong dùng màu khu vực cầu thang còn thể hiện qua việc dùng những mảng nhấn tại điểm đến để người di chuyển định hướng tốt hơn. Ví dụ như dùng mảng màu tươi vui trên tường thang để định vị không gian của mỗi tầng, hay dùng đá thiên nhiên để tạo tương phản, nhờ vậy trục giao thông đứng sẽ trở nên hấp dẫn và tránh sự nhàm chán, trí trệ về dẫn truyền khí.
Theo Nha Dep
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet