Phải dùng nội thất không cháy khi ở nhà siêu cao tầng
Theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy lần thứ 2, công trình siêu cao tầng phải sử dụng vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất không cháy hoặc khó cháy…
Nhà siêu cao tầng phải sử dụng vật liệu xây dựng, trang trí nội thất không cháy... |
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy lần thứ 2 vừa được trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét thảo luận tại phiên họp thứ 16, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII.
Theo đó, Điều 23 quy định, công trình cao tầng phải có giải pháp chống cháy lan, chống tụ khói, lan truyền khói và hơi độc do cháy sinh ra; phải đảm bảo các điều kiện thoát nạn an toàn nhằm cứu người, tài sản khi có cháy xảy ra; phải trang bị hệ thống tự động phát hiện cháy, trang bị phương tiện, hệ thống chữa cháy đảm bảo khả năng tự chữa cháy.
Đặc biệt, Dự thảo quy định, đối với công trình siêu cao tầng thì phải sử dụng vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất không cháy hoặc khó cháy.
Đối với công trình trên mặt nước có nguy hiểm về cháy, nổ phải có phương án, lực lượng, phương tiện tự chữa cháy và giải pháp chống cháy lan.
Dự thảo quy định, các công trình ngầm, đường hầm, công trình khai thác khoáng sản khác phải trang bị phương tiện để phát hiện và xử lý khí cháy, khí độc; phải có hệ thống thông gió, giải pháp chống cháy lan và các điều kiện bảo đảm thoát nạn an toàn, triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người, tài sản và chữa cháy.
Nhà khung thép mái tôn có diện tích lớn phải có các giải pháp chống cháy lan và tăng giới hạn chịu lửa đối với các kết cấu chịu lực để chống sụp đổ công trình khi xảy ra cháy.
Tại các chợ và trung tâm thương mại, Dự thảo quy định phải tách điện phục vụ kinh doanh, bảo vệ và chữa cháy thành từng hệ thống riêng biệt; sắp xếp các hộ kinh doanh, ngành hàng đáp ứng yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có lối thoát nạn bảo đảm theo quy định và phương án thoát nạn, giải tỏa hàng hóa khi có cháy xảy ra; phải trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy, giải pháp chống cháy lan phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động.
Theo đó, Điều 23 quy định, công trình cao tầng phải có giải pháp chống cháy lan, chống tụ khói, lan truyền khói và hơi độc do cháy sinh ra; phải đảm bảo các điều kiện thoát nạn an toàn nhằm cứu người, tài sản khi có cháy xảy ra; phải trang bị hệ thống tự động phát hiện cháy, trang bị phương tiện, hệ thống chữa cháy đảm bảo khả năng tự chữa cháy.
Đặc biệt, Dự thảo quy định, đối với công trình siêu cao tầng thì phải sử dụng vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất không cháy hoặc khó cháy.
Đối với công trình trên mặt nước có nguy hiểm về cháy, nổ phải có phương án, lực lượng, phương tiện tự chữa cháy và giải pháp chống cháy lan.
Dự thảo quy định, các công trình ngầm, đường hầm, công trình khai thác khoáng sản khác phải trang bị phương tiện để phát hiện và xử lý khí cháy, khí độc; phải có hệ thống thông gió, giải pháp chống cháy lan và các điều kiện bảo đảm thoát nạn an toàn, triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người, tài sản và chữa cháy.
Nhà khung thép mái tôn có diện tích lớn phải có các giải pháp chống cháy lan và tăng giới hạn chịu lửa đối với các kết cấu chịu lực để chống sụp đổ công trình khi xảy ra cháy.
Tại các chợ và trung tâm thương mại, Dự thảo quy định phải tách điện phục vụ kinh doanh, bảo vệ và chữa cháy thành từng hệ thống riêng biệt; sắp xếp các hộ kinh doanh, ngành hàng đáp ứng yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có lối thoát nạn bảo đảm theo quy định và phương án thoát nạn, giải tỏa hàng hóa khi có cháy xảy ra; phải trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy, giải pháp chống cháy lan phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet