Những điều cần biết về sàn gỗ
Sàn gỗ đã không còn xa lạ với nhiều ngôi nhà Việt trong thời gian gần đây. Nhưng liệu bạn đã biết rõ các loại sàn gỗ, tính chất, ưu điểm và nhược điểm của loại sàn này?
Thị trường hiện nay đang có hai loại sàn gỗ: sàn gỗ công nghiệp và sàn gỗ tự nhiên. Sàn gỗ công nghiệp là sàn gỗ được ép từ gỗ công nghiệp kết hợp với một số phụ gia. Tùy vào nguyên liệu mà người ta sản xuất ra sàn gỗ HDF (High Density Fibreboard) và MDF (Medium Density Fibreboard). Công nghệ của Việt Nam đã có thể sản xuất được sàn gỗ công nghiệp nhưng chất lượng chưa thực sự cao. Thay vào đó, nhiều loại sàn gỗ công nghiệp của nước ngoài có chất lượng tốt nên đang được nhập rất nhiều vào nước ta.
Sàn gỗ tự nhiên được làm từ các loại gỗ trong tự nhiên. Các loại được ưa chuộng nhất hiện nay được làm từ gỗ lim, căm xe, giáng hương, pơ mu…
Sàn gỗ ngày càng đa dạng về chủng loại
Thông số cần quan tâm
Khi sử dụng sàn gỗ công nghiệp, người tiêu dùng nên quan tâm đến cường độ chịu mài mòn (AC), độ dày sản phẩm, các khóa nối và khả năng chịu va đập.
Cường độ chịu mài mòn là thông số quyết định đến việc nên dùng loại sàn gỗ cho địa hình nào. Thông số AC càng cao chứng tỏ khả năng chịu mài mòn càng tốt. Tùy vào mức độ đi lại trong nhà, bạn có thể lựa chọn AC hợp lý cho loại sàn gỗ định mua.
Tùy vào mục đích sử dụng phòng, bạn có thể lựa chọn loại sàn gỗ phù hợp
Độ dày của sàn gỗ hiện nay thường từ 0,6 đến 1,2cm. Tùy vào khả năng tài chính của gia đình mà bạn có thể lựa chọn loại sàn gỗ có độ dày như thế nào. Tuy nhiên, sàn gỗ có độ dày từ 0,8 đến 0,83cm được cho là lý tưởng để lát cho hộ gia đình hiện nay.
Khả năng chịu va đập cực kỳ quan trọng đối với sàn gỗ. Bạn cần quan tâm đến đặc điểm này vì trong những tình huống có vật nặng rơi xuống sàn, nếu khả năng chịu va đập không lớn, sàn gỗ của bạn có thể bị biến dạng, gây mất mỹ quan. Khả năng chịu va đập được ký hiệu là IC. IC1 và IC2 là chỉ số an toàn cho sàn gỗ.
Khóa nối là một phần quan trọng trong việc kết nối các mảnh sàn rời rạc thành bề mặt thống nhất. Với công nghệ ngày càng phát triển, trên thị trường đã xuất hiện khóa nối chữ V hay khóa nối 3 chiều cùng với các loại khóa nối đơn hoặc khóa nối 2 click đã có từ trước.
Mô hình khóa nối sàn gỗ
Sàn gỗ công nghiệp hiện có 4 loại thông dụng: sàn gỗ công nghiệp vân sần, sàn gỗ công nghiệp vân bóng, sàn nhám ghim gỗ và sần theo đường vân. Sàn gỗ tự nhiên thường chỉ có vân gỗ tự nhiên và ít bị can thiệp đến hình dáng của vân gỗ.
Ưu điểm của sàn gỗ
Ưu điểm lớn nhất của sàn gỗ mà các loại sàn khác không có được đó là khả năng điều hòa không khí. Sàn gỗ giúp ngôi nhà mát mẻ về mùa hè, ấm về mùa đông, không bị hiện tượng đọng nước khi trời nồm…Ngoài ra, sàn gỗ còn mang đến cho ngôi nhà vẻ sang trọng tinh tế.
Khả năng điều hòa không khí giúp nhiều người lựa chọn sàn gỗ cho ngôi nhà
Sàn gỗ công nghiệp được xử lý tốt về khả năng chống mối mọt, độ co, độ cong vênh. Sàn gỗ công nghiệp cũng có mẫu mã và kích thương tương đồng gần như tuyệt đối nên dễ dàng cho việc thi công. Ngoài ra, các loại sàn gỗ trên thị trường hiện nay đều khó bắt lửa và có khả năng chống cháy cao. Độ bền đẹp của sàn gỗ cũng được duy trì trong thời gian dài mà không suy giảm chất lượng.
Giá cả
Sàn gỗ tự nhiên đẹp, hiếm và sang trọng hơn sàn gỗ công nghiệp có giá dao động trong khoảng từ 350.000 đến 600.000 đồng/m2 hoàn thiện. Trong khi đó, sàn gỗ công nghiệp có giá rẻ hơn, từ 220.000 đến 500.000 đồng. Sàn gỗ công nghiệp cũng có nhiều thương hiệu nổi tiếng để khách hàng lựa chọn, như Classen, Witex, Kronotex (CHLB Đức), Pergo (Thụy Điển, Malaysia), Alsapan (Pháp), Lassi (Trung Quốc), GaGo (Hàn Quốc)…Ở Việt Nam, sàn gỗ của Đức vẫn là loại được ưa chuộng nhất!
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet