Ngân hàng vẫn dè dặt với BĐS dù đã có "quota" mới
Hồ hởi tìm khách hàng để dùng hết "quota" tín dụng được cấp, song nhiều ngân hàng cho biết, vẫn sẽ cẩn trọng với tín dụng bất động sản, ít nhất là đến quý II.
Chủ tịch Vietinbank Phạm Huy Hùng cho biết, ngân hàng này không chú trọng mảng tín dụng bất động sản. Thậm chí, ông còn thẳng thắn bày tỏ, tuyệt đối không cho vay đối với nhóm đối tượng này. Nguyên nhân, 2012 vẫn được dự đoán là năm khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Do đó, chủ trương không ưu tiên tín dụng bất động sản, theo ông Hùng, sẽ giúp cho cơ hội đến với nguồn vốn của doanh nghiệp khác rộng cửa hơn.
Cũng theo ông Hùng, trong năm 2012, các chi nhánh, phòng giao dịch của nhà băng này chỉ được phép duyệt hồ sơ vay vốn dưới 10 tỷ đồng, tùy thẩm quyền. Các khoản vay trên 10 tỷ đồng, chi nhánh phải gửi về hội sở để giải quyết.
Không "thẳng tay" với tín dụng bất động sản như các đơn vị nói trên, song một số ngân hàng khác cho biết, trước mắt, mảng cho vay này vẫn không được ưu ái.
Vừa tung ra gói cho vay ưu đãi nhà ở, Ngân hàng Á Châu vẫn áp dụng lãi suất trên 20% một năm. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB cho biết, ngân hàng này không phân tín dụng theo loại hình, mà chia theo đối tượng khách hàng.
Chương trình ưu đãi vay mua, sửa nhà nói trên được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu thực sự và trả nợ bằng lương. Lãnh đạo này cho biết, vì còn "room" tín dụng cho phân khúc này, nên mới tiến hành cho vay, song chỉ dành cho khách hàng đủ điều kiện. Theo đánh giá của ông, bước đầu, các ngân hàng vẫn chưa cởi mở với tín dụng nhà đất dù muốn sử dụng hết hạn mức tăng tín dụng được cấp. Theo lãnh đạo này, hầu như rất ít doanh nghiệp chịu được lãi suất cao như hiện nay. Trông chờ lãi suất giảm, người đi vay phải nhìn vào tình hình thị trường.
Nguồn tin từ một ngân hàng được tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2012 thì cho biết, các khoản tín dụng bất động sản vẫn sẽ được tính đến. Song nhiều khả năng, phải từ giữa năm 2012 trở ra - khi quá trình sáp nhập, hợp nhất các đơn vị yếu kém được ngã ngũ, sau khi cân đối, đơn vị này mới thật sự hào hứng.
Một lãnh đạo ngân hàng thuộc nhóm tăng tín dụng 17% nói thêm, bản thân các ngân hàng cũng muốn tăng cho vay ra đạt đến hạn mức Ngân hàng Nhà nước cho phép. Ông thẳng thắn, nếu không có khách hàng vay tiền, để dòng vốn nằm im, ngân hàng cũng "chết", song cho vay vào bối cảnh này, chắc chắn sẽ có nhiều thủ tục khắt khe với khách hàng. "Người dân, doanh nghiệp muốn vay, nhưng lãi suất cao. Còn ngân hàng muốn cho vay, song không thể hạ thêm lãi suất vì thực tế không cho phép", ông nói.
Nhìn vào danh sách phân nhóm tín dụng, dễ nhận thấy, những đơn vị có nguy cơ lọt trong nhóm 3, 4 trước đó đều cho vay bất động sản cao. Do vậy, theo đánh giá của lãnh đạo này, chỉ đến khi lãi suất giảm thực sự và quá trình tái cơ cấu cơ bản hoàn thiện, khách hàng vay bất động sản mới được coi là "khách tốt".
Trong bối cảnh "tranh tối tranh sáng", ông chưa nhìn thấy dấu hiệu giảm lãi suất đối với hầu hết các lĩnh vực, không riêng gì bất động sản. Nguyên nhân là do thị trường, nhưng cũng có một phần lớn từ trật tự chưa được thiết lập nghiêm túc. Ông nhận định, lãi cho vay phụ thuộc vào huy động. Nhưng trên thị trường hiện nay, vẫn có nhiều ngân hàng, cả lớn cả nhỏ huy động vượt trần khiến lãi cho vay thực sự chỉ giảm trên danh nghĩa.
"Nếu Ngân hàng Nhà nước không giải quyết chặt chẽ, dứt điểm tình trạng 'đi chui' lãi suất huy động của một số đơn vị, thì lãi suất cho vay khó mà giảm được ở tất cả các nhóm đối tượng, không riêng gì bất động sản", ông nói.
Trong năm 2011, theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ cho vay phi sản xuất trung bình 11,3%. Trong số này, vẫn có một số đơn vị cho vay vượt 16%- hạn mức Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị phải đưa về trước 31/12/2011. Tính đến nay, dư nợ cho vay bất động sản còn khoảng 9%.
Theo các ngân hàng, mảng tín dụng đối với bất động sản chỉ thật sự khởi sắc khi trật tự huy động, cho vay trên thị trường lập lại. Ảnh minh họa: Tuệ Minh. |
Cũng theo ông Hùng, trong năm 2012, các chi nhánh, phòng giao dịch của nhà băng này chỉ được phép duyệt hồ sơ vay vốn dưới 10 tỷ đồng, tùy thẩm quyền. Các khoản vay trên 10 tỷ đồng, chi nhánh phải gửi về hội sở để giải quyết.
Không "thẳng tay" với tín dụng bất động sản như các đơn vị nói trên, song một số ngân hàng khác cho biết, trước mắt, mảng cho vay này vẫn không được ưu ái.
Vừa tung ra gói cho vay ưu đãi nhà ở, Ngân hàng Á Châu vẫn áp dụng lãi suất trên 20% một năm. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB cho biết, ngân hàng này không phân tín dụng theo loại hình, mà chia theo đối tượng khách hàng.
Chương trình ưu đãi vay mua, sửa nhà nói trên được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu thực sự và trả nợ bằng lương. Lãnh đạo này cho biết, vì còn "room" tín dụng cho phân khúc này, nên mới tiến hành cho vay, song chỉ dành cho khách hàng đủ điều kiện. Theo đánh giá của ông, bước đầu, các ngân hàng vẫn chưa cởi mở với tín dụng nhà đất dù muốn sử dụng hết hạn mức tăng tín dụng được cấp. Theo lãnh đạo này, hầu như rất ít doanh nghiệp chịu được lãi suất cao như hiện nay. Trông chờ lãi suất giảm, người đi vay phải nhìn vào tình hình thị trường.
Nguồn tin từ một ngân hàng được tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2012 thì cho biết, các khoản tín dụng bất động sản vẫn sẽ được tính đến. Song nhiều khả năng, phải từ giữa năm 2012 trở ra - khi quá trình sáp nhập, hợp nhất các đơn vị yếu kém được ngã ngũ, sau khi cân đối, đơn vị này mới thật sự hào hứng.
Một lãnh đạo ngân hàng thuộc nhóm tăng tín dụng 17% nói thêm, bản thân các ngân hàng cũng muốn tăng cho vay ra đạt đến hạn mức Ngân hàng Nhà nước cho phép. Ông thẳng thắn, nếu không có khách hàng vay tiền, để dòng vốn nằm im, ngân hàng cũng "chết", song cho vay vào bối cảnh này, chắc chắn sẽ có nhiều thủ tục khắt khe với khách hàng. "Người dân, doanh nghiệp muốn vay, nhưng lãi suất cao. Còn ngân hàng muốn cho vay, song không thể hạ thêm lãi suất vì thực tế không cho phép", ông nói.
Nhìn vào danh sách phân nhóm tín dụng, dễ nhận thấy, những đơn vị có nguy cơ lọt trong nhóm 3, 4 trước đó đều cho vay bất động sản cao. Do vậy, theo đánh giá của lãnh đạo này, chỉ đến khi lãi suất giảm thực sự và quá trình tái cơ cấu cơ bản hoàn thiện, khách hàng vay bất động sản mới được coi là "khách tốt".
Trong bối cảnh "tranh tối tranh sáng", ông chưa nhìn thấy dấu hiệu giảm lãi suất đối với hầu hết các lĩnh vực, không riêng gì bất động sản. Nguyên nhân là do thị trường, nhưng cũng có một phần lớn từ trật tự chưa được thiết lập nghiêm túc. Ông nhận định, lãi cho vay phụ thuộc vào huy động. Nhưng trên thị trường hiện nay, vẫn có nhiều ngân hàng, cả lớn cả nhỏ huy động vượt trần khiến lãi cho vay thực sự chỉ giảm trên danh nghĩa.
"Nếu Ngân hàng Nhà nước không giải quyết chặt chẽ, dứt điểm tình trạng 'đi chui' lãi suất huy động của một số đơn vị, thì lãi suất cho vay khó mà giảm được ở tất cả các nhóm đối tượng, không riêng gì bất động sản", ông nói.
Trong năm 2011, theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ cho vay phi sản xuất trung bình 11,3%. Trong số này, vẫn có một số đơn vị cho vay vượt 16%- hạn mức Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị phải đưa về trước 31/12/2011. Tính đến nay, dư nợ cho vay bất động sản còn khoảng 9%.
(Theo VnExpress)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet