Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết: tiếp tục xu hướng giảm từ đầu tháng 9, gần đây, giá phôi trên thị trường thế giới chỉ dao động quanh mức 580 - 600 USD/tấn, thép phế khoảng 390 - 400 USD/tấn.

Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất thép từ tuần trước đã chính thức điều chỉnh giá bán, giảm từ 200.000 - 400.000 đồng/tấn. Giá thép xây dựng hiện đang được các doanh nghiệp bán ra từ 13,1 - 13,7 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT).

Mặc dù giá bán đã giảm, nhưng theo ghi nhận từ VSA, lượng tiêu thụ thép trên thị trường những ngày qua vẫn khá “trầm lắng”.

Nguyên nhân của tình trạng trên, theo ông Nghi, là do các đại lý hiện vẫn tiếp tục bán ra lượng thép đã dự trữ mà chưa tính đến chuyện sẽ mua vào. “Về tâm lý, khi giá lên, mọi người đều lo giá sẽ tiếp tục tăng nên đẩy mạnh mua vào, nhưng khi giá xuống thì lại nghĩ giá sẽ còn xuống, nên thường chần chừ”, ông Nghi nói.

Do đó, VSA dự báo lượng thép xây dựng tiêu thụ trong tháng 9 sẽ chỉ ở mức dưới 400 nghìn tấn, giảm đáng kể so với mức 483 nghìn tấn trong tháng trước đó.

Hiện giá thép trên thị trường Tp.HCM dao động ở mức từ 15,2 - 15,6 triệu đồng/tấn (tùy thương hiệu). Đây là kết quả của 5 lần tăng giá liên tục trong tháng 8 và đến những ngày đầu tháng 9 vừa qua.

Các doanh nghiệp (DN) sản xuất thép cho rằng, do giá phôi thép thế giới, giá thép phế liệu đều tăng nên họ buộc phải tăng giá bán lẻ. Giá phôi thép từ dưới 600 USD/tấn vào giữa tháng 8 đã tăng lên 610 - 630 USD/tấn vào cuối tháng 8; giá thép phế liệu nhập khẩu từ mức 400 - 405 USD/tấn cũng tăng lên khoảng 420 USD/tấn. Bên cạnh đó, do tỷ giá VND/USD tăng thêm 2% nên cũng góp phần làm chi phí của DN tăng. Đây cũng là những lý do được nêu ra trong báo cáo của Hiệp hội Thép VN (VSA) gửi Bộ Công thương cuối tháng 8. Báo cáo của VSA còn nêu: Việc tăng giá thép thời gian qua là cần thiết để đảm bảo sản xuất liên tục và bền vững.

Theo VSA, số lượng thép tồn kho tính đến hết tháng 8 đạt 190.000 tấn và số lượng phôi thép chuẩn bị cho tháng 9 đạt khoảng 520.000 tấn. Như vậy, với mức tiêu thụ trong tháng 9 dự kiến khoảng 460.000 tấn thì giá phôi thép đã nhập nhẩu về VN trước đó vẫn dư thừa cho sản xuất. Vậy cớ gì cứ giá phôi thép vừa tăng nhẹ thì ngay lập tức giá thép trong nước đã tăng mạnh?

Đó là chưa kể công suất thiết kế của gần 30 công ty sản xuất thép hiện lên đến hơn 8 triệu tấn/năm, vượt xa nhu cầu tiêu thụ cả nước khoảng hơn 5 triệu tấn/năm, việc khan hiếm thép là rất khó hiểu. Đặc biệt khi sắt thép là sản phẩm thuộc diện bình ổn giá trong thời gian qua vì nó tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng như có liên quan nhiều đến cán cân cung cấp ngoại tệ nếu phải nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn.

Trên thực tế, rất hiếm khi có những sản phẩm nào có giá “cùng tăng cùng giảm” giống nhau như thép xây dựng. Dường như đã thành “thông lệ”, ngay sau khi Tổng công ty thép VN điều chỉnh giá bán thì sau đó 1-2 ngày, các DN sản xuất thép khác cũng lập tức có mức điều chỉnh tương tự.

(Theo Thanh niên, vneconomy)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME