TP cũng đề ra những hướng giao thông liên hoàn, hiện đại gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không... kết nối với các khu vực lân cận.

Phát triển nhiều đô thị vệ tinh

Theo quy hoạch chung phát triển đến 2025, định hướng không gian lãnh thổ TP được phê duyệt có bán kính khu vực nội thành là 15km. Với diện tích này, TP HCM có khu vực nội thị rất lớn, phát triển theo hướng đa tâm, với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành cũ và các trung tâm cấp thành phố tại 4 hướng phát triển.

Theo dự báo, đến năm 2025, TP có 10 triệu dân, và sẽ là một “siêu đô thị" tầm cỡ thế giới, xét về qui mô dân số. Để trở thành một thành phố hiện đại, cũng như đáp ứng cho nhu cầu dân số gia tăng, TP xác định sẽ phát triển nhiều  đô thị vệ tinh để giảm áp lực này, đồng thời mở rộng phát triển theo 4 hướng.

Các trung tâm khu vực tại 4 hướng, gồm 2 hướng chính là  Đông và Nam ra biển, 2 hướng phụ là hướng Tây – Bắc và Tây, Tây Nam. Trong đó, hướng chính phía Đông sẽ bao gồm hành lang phát triển là tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây và dọc xa lộ Hà Nội. Các khu đô thị mới sẽ có mật độ xây dựng cao, đồng bộ về hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị. Hành lang phát triển hướng chính phía Nam là tuyến Nguyễn Hữu Thọ với đặc thù nhiều sông rạch, nhưng có khả năng phát triển về quỹ đất đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị. Hướng phụ phía Tây – Bắc, hành lang phát triển là tuyến QL22 (xa lộ xuyên Á), hướng phụ phía Tây, Tây – Nam, hành lang phát triển là tuyến Nguyễn Văn Linh. Các vùng đô thị TP HCM sẽ gồm TP HCM và 7 tỉnh là Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang được gắn kết.

Xây dựng đầu mối giao thông

Cùng với việc không gian đô thị, hạ tầng giao thông  được TP ưu tiên xây dựng theo hướng hiện đại, với mục tiêu phát triển giao thông đường bộ TP HCM thành một đầu mối giao thông vùng, bao gồm các đường trục chính, kết nối với đường sắt, đường thủy, hàng không, để hình thành “bộ khung cơ sở” cho phát triển TP, kết nối với các đô thị vệ tinh , khai thác thế mạnh kinh tế - xã hội tổng hợp của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đến năm 2025, giao thông của TP sẽ hoàn chỉnh với hệ thống trục chính gồm 3 đường vành đai, 6 trục hướng tâm đối ngoại, lấy phát triển vận tải hành khách công cộng làm trung tâm. Trong đó có các loại hình vận tải hành khách sức chứa lớn giải quyết nhu cầu giao thông nội thành và kết nối với vùng đô thị.

Hệ thống giao thông đường sắt cũng sẽ phát triển hiện đại hơn thông qua việc cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất khu vực TP.HCM, đoạn Trảng Bom - Bình Triệu. Tuyến tránh Biên Hòa về phía Nam và xây dựng mới đoạn đường sắt trên cao (hoặc đi ngầm) Bình Triệu - Hòa Hưng - Tân Kiên cùng 2 tuyến đường sắt đi Biên Hòa và Lộc Ninh; tuyến đường sắt đôi điện khí hóa cao tốc TP HCM - Nha Trang kết nối tại ga Thủ Thiêm cũng được đầu tư.
 

Theo Đất Việt

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME