Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Từ nhiều năm nay, dãy nhà ở 5 tầng dành cho công nhân tại khu công nghiệp (KCN) Đại An đã bị bỏ hoang, không có người ở. Đây dường như là sự lạ đối với một KCN lớn có tỷ lệ lấp đầy khoảng 90% với trên khoảng 20.000 công nhân đang làm việc trong các nhà máy. Đại diện của KCN Đại An cho biết, có đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại KCN mới thấy chính sách này không phù hợp với nhu cầu thực tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Vị này dẫn chứng, khu nhà ở đã xây dựng và hoàn thiện mấy năm nay với đầy đủ tiện nghi, mới chỉ có vài lượt người đến ở một thời gian ngắn. Đó là những công nhân ở tỉnh xa, mới đến làm việc và chưa quen môi trường nên chỉ lưu trú vài ngày cho đến khi tìm được chỗ ở bên ngoài. Nhiều DN sẵn sàng bố trí chỗ ở miễn phí cho công nhân, song họ thích sống trong các khu nhà trọ ở trung tâm TP. Hải Dương để được tự do và có sẵn các dịch vụ sinh hoạt, giải trí. Với những công nhân ở huyện xa trong địa bàn Hải Dương, họ đề xuất phương án bố trí xe đưa đón tận nhà và từ chối nhận hỗ trợ nhà ở từ phía DN. Điều này cho thấy, tập quán sinh hoạt của công nhân là thích sống trong các cộng đồng dân cư bên ngoài KCN hơn là sống tập trung theo quy định của công ty.

TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cũng cho rằng, phần lớn công nhân thích sống trong các khu nhà trọ ở khu dân cư hơn là tập trung vào một khu chung cư như mong muốn của cơ quan quản lý. Do đó, ông Liêm đưa ra giải pháp, thay vì khuyến khích, thậm chí quy định bắt buộc các KCN phải dành đất xây nhà ở cho công nhân, thì chính sách hiện nay nên đa dạng tùy vào nhu cầu của từng địa bàn. Chẳng hạn, tài trợ kinh phí để chủ nhà trọ quanh các KCN cải thiện phòng trọ mà không cần tăng giá thuê. Nguồn kinh phí này sẽ lấy từ chính tiền đóng góp của các nhà máy trong KCN để phục vụ cho nhu cầu nhà ở của công nhân.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, nhà ở cho công nhân các KCN tới năm 2020 sẽ cần khoảng hơn 400.000 căn. Nhu cầu này là rất lớn và theo ông Nam, chỉ dựa vào đầu tư của các KCN là không đủ. Vì vậy, thời gian tới chính sách xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN sẽ mở rộng đối tượng để các chủ đầu tư bên ngoài và cả người dân, các hộ gia đình cùng tham gia. “Chính phủ sẽ hỗ trợ cho vay một phần tiền nhỏ, rồi huy động các hộ gia đình xây nhà theo đúng nhu cầu, tập quán sinh hoạt của mỗi vùng miền, khu vực”, ông Nam cho hay.

Ngoài ra, chính sách cũng sẽ mở rộng đối tượng và điều kiện tiếp cận nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân thông thoáng hơn. Ngoài các ưu đãi hiện hành về thuế, sử dụng đất... Nhà nước sẽ bổ sung quy định các NHTM dành lượng vốn nhất định với lãi suất ưu đãi cho người có nhu cầu vay thuê, thuê mua nhà ở. Hỗ trợ vốn cho các chủ đầu tư, hộ gia đình đầu tư hạ tầng kỹ thuật nằm ngoài hoặc trong các khu nhà ở, được sử dụng nhà ở hình thành trong tương lai để thế chấp vay vốn ngân hàng…

Đồng tình với chủ trương này, đại diện KCN Đại An đề xuất, chính sách hỗ trợ KCN chăm lo cho đời sống công nhân nên tập trung vào xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào để phục vụ cho KCN đó, thay vì bắt buộc phải xây dựng nhà ở. Cụ thể là khu vực tiếp giáp giữa KCN và khu dân cư sẽ được sử dụng để xây dựng các công trình như trường học, bệnh viện, khu vui chơi… Như vậy vừa cách ly được khu dân cư khỏi các KCN, vừa có công trình hạ tầng phục vụ đời sống công nhân và chính người dân ở các khu vực lân cận.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME