Ai chịu trách nhiệm về bộ mặt Hà Nội?
Bộ mặt Hà Nội hiện nay giống như chiếc áo vá chằng vá đụp, nham nhở và thiếu thẩm mỹ. Khi mở rộng gấp 3 lần, gương mặt đô thị tương lai sẽ ra sao?
Những "vết sẹo" tự phát
"Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, ta gọi là Ngày đại lễ. Nhưng dù có là ngày lễ vĩ đại, kéo dài 3 ngày liền, hoặc 1 tuần liền, trở thành tuần lễ vĩ đại, thì sau bấy nhiêu ngày mít tinh hội hè, tiệc tùng vui chơi ca hát, mọi người cũng phải trở về nhà, và thành phố lại trở về thành phố như mọi ngày khác. Nếu lúc đó lại vẫn giao thông bế tắc, môi trường ô nhiễm, bụi khói mù mịt, dây nhợ um tùm khắp nơi..., thì dù có thắp một ngàn tấn hương nến, dù có rọi đèn thật đẹp vào các di tích, dù có khấn vái thành tâm đến đâu, chúng ta vẫn đích thị là con cháu bất hiếu", đó là bức xúc của giáo sư tiến sĩ - kiến trúc sư Hoàng Đạo Cung.
Ách tắc giao thông diễn ra hầu như ở khắp nơi, thế mà thành phố bên cạnh việc phá nhà mở rộng lòng đường cho khỏi tắc, lại mở thêm các khu đô thị mới liền kề để lấy thêm chỗ ở... Kết quả: tắc vẫn... tắc, tắc ở ngay các phố mới mở rộng, tắc ngay các đường cực lớn nối vào các khu đô thị mới (như đường Trần Duy Hưng chẳng hạn).
Bộ mặt thành phố không một chỗ nào được gọi là chỉn chu. Kiến trúc công trình lai tạp hổ lốn, nửa Tây nửa Tàu, nửa hiện đại, nửa giả cổ, chóp củ hành kiểu Ả Rập, nhưng hàng cột lại là kiểu Gotich với Phục Hưng; những nét đẹp cũ, cần phải giữ lại bị đập bỏ không thương tiếc. "Nhìn những dây đứt treo lòng thòng, có thể đánh cược rằng ít nhất 1/4 số dây đó đã không được sử dụng nữa. Toàn dân kêu, toàn ngành kêu, lãnh đạo thành phố biết rồi, nhưng "hơi đâu mà tháo dỡ, mackeno", ông Cung nói.
Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào (ĐH Xây dựng) từng điểm ra 7 "vết sẹo" lớn trên gương mặt thủ đô nói riêng và các đô thị khác nói chung, như: kiến trúc tổng thể bị rạn vỡ, mạnh ai nấy xây, nhà cao tầng thấp tầng lô nhô chen chúc, hàng loạt dự án đua nhau xà xẻo, "băm nát" đô thị, bởi vì hễ có mảnh đất nào trống là các chủ đầu tư "nhảy tót" vào xây, bất chấp cái dự án ấy có phù hợp với cảnh quan môi trường khu vực hay không...
Dễ nhận thấy nhất là sự lộn xộn, chắp vá của hệ thống biển quảng cáo đô thị. Tại Hà Nội, có vô số những khu nhà ngang, thấp, bỗng chình ình mọc lên một tấm biển quảng cáo nằm nghiêng đồ sộ. Và cái sự chình ình, đồ sộ ấy đã ngay lập tức phá vỡ kiến trúc tổng thể của ngôi nhà và khu phố.
Các gam màu được sử dụng không có sự chuyển tiếp, ăn nhập với không gian chung quanh khiến cho bộ mặt đô thị thêm lộn xộn. Đứng ở hồ Trúc Bạch vào buổi tối sẽ cảm nhận được thế nào là sự nhốn nháo, thiếu trật tự của hệ thống bóng đèn, ánh sáng dày đặc.
"Nhạc trưởng" ở đâu?
Thật ra, những vấn đề nêu trên không phải là phát hiện mới mẻ gì, chỉ là những chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Nhưng điều làm chúng tôi băn khoăn là tại sao dư luận "nói mãi" mà thực tế vẫn chẳng mấy chuyển biến?
Theo phân tích của nhiều kiến trúc sư, nguyên nhân bùng phát những "vết sẹo" nói trên là do sự manh mún trong công tác quy hoạch, quản lý đô thị. Còn nói như lời kiến trúc sư Nguyễn Đình Toàn (Viện trưởng Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn) thì sức ỳ quá lớn trong tư duy của bộ máy quản lý mới là nguyên nhân chính khiến đô thị bị "băm vằm". Hướng tới 1.000 năm Thăng Long, và nhất là khi Hà Nội đã được mở rộng, người dân đều mong muốn bộ mặt đô thị phải chỉn chu. Nhưng thành phố lại không hề có một "nhạc trưởng" để điều hành.
Mô hình Kiến trúc sư trưởng được đề xuất từ năm 1992, sau một thời gian vận hành đã bị bãi bỏ vì thể chế hoạt động không rõ ràng, lại "vướng" cơ chế chính sách, thủ tục hành chính phiền hà. Khó mà hình dung bộ mặt đô thị 1.000 năm Thăng Long khi Hà Nội mở rộng sẽ thế nào!
Tháng 12.2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định về cơ chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị. Song từ đó đến nay, chưa thành phố nào có bất kỳ đề xuất cơ chế quản lý nào. Còn trong một số trường hợp, hành lang pháp lý lại đi chậm hơn so với thực tiễn. Ví dụ như, chủ đầu tư muốn xây một cái nhà chỉ cần xin cấp chứng chỉ quy hoạch cái nhà đó, chứ không phải là quy hoạch từng cụm, từng điểm, từng khu vực. Việc này đã tồn tại rất nhiều năm nay và Bộ Xây dựng đã đề nghị bãi bỏ nhưng Chính phủ vẫn chưa chấp thuận.
Sự thờ ơ khó hiểu
Chọn mô hình quy hoạch kiến trúc Hà Nội mở rộng nào phù hợp là tùy thuộc trình độ, năng lực quản lý và tầm nhìn xa trông rộng của thành phố. Tuy nhiên, hội thảo Kiến trúc Hà Nội hướng tới 1.000 năm Thăng Long do Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng) tổ chức cuối tuần qua đã bàn thảo vấn đề này và đề xuất một vài giải pháp, kiến nghị như: kiến nghị quy hoạch chi tiết, cải tạo chỉnh trang khu phố cổ, khu phố cũ thời Pháp thuộc; đề xuất cải tạo cảnh quan cây xanh, hồ nước, các công trình văn hóa lịch sử; đề xuất giải pháp quản lý kiến trúc các mặt đứng tuyến phố, các nút giao thông; quản lý hệ thống biển hiệu quảng cáo; quản lý kiến trúc và quy hoạch các vùng nông thôn ngoại thành...
Thế nhưng, hội thảo này không hề có bóng dáng vị lãnh đạo thành phố nào đến dự, dù ngày 6.3, Bộ Xây dựng đã gửi công văn và thư mời đến Thành ủy Hà Nội, UBND và HĐND thành phố. Một Thứ trưởng Bộ Xây dựng thốt lên: "Chúng ta đều mong muốn có một đô thị hiện đại, văn minh, xứng tầm thế giới. Vậy mà lãnh đạo thành phố lại thờ ơ với các nhà chuyên môn. Khi mở rộng Hà Nội, những vấn đề nổi cộm về kiến trúc sẽ phải chấn chỉnh triệt để. Cuối tháng 5, Bộ Xây dựng sẽ báo cáo việc rà soát các dự án xây dựng trên bộ mặt đô thị Hà Nội".
Chẳng biết những "lời than" đó có thấu đến lãnh đạo thành phố không, chỉ biết rằng tháng 9.2006, Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn phát động cuộc thi "Làm đẹp cho thành phố Hà Nội", nhận được 26 đồ án tham dự, trong đó một số phương án có ý tưởng tốt. Song, theo lời ông Nguyễn Đình Toàn, đáng tiếc là những đồ án đoạt giải xong lại đem cất kho, vì thành phố hoàn toàn không dòm ngó đến.
"Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, ta gọi là Ngày đại lễ. Nhưng dù có là ngày lễ vĩ đại, kéo dài 3 ngày liền, hoặc 1 tuần liền, trở thành tuần lễ vĩ đại, thì sau bấy nhiêu ngày mít tinh hội hè, tiệc tùng vui chơi ca hát, mọi người cũng phải trở về nhà, và thành phố lại trở về thành phố như mọi ngày khác. Nếu lúc đó lại vẫn giao thông bế tắc, môi trường ô nhiễm, bụi khói mù mịt, dây nhợ um tùm khắp nơi..., thì dù có thắp một ngàn tấn hương nến, dù có rọi đèn thật đẹp vào các di tích, dù có khấn vái thành tâm đến đâu, chúng ta vẫn đích thị là con cháu bất hiếu", đó là bức xúc của giáo sư tiến sĩ - kiến trúc sư Hoàng Đạo Cung.
Ách tắc giao thông diễn ra hầu như ở khắp nơi, thế mà thành phố bên cạnh việc phá nhà mở rộng lòng đường cho khỏi tắc, lại mở thêm các khu đô thị mới liền kề để lấy thêm chỗ ở... Kết quả: tắc vẫn... tắc, tắc ở ngay các phố mới mở rộng, tắc ngay các đường cực lớn nối vào các khu đô thị mới (như đường Trần Duy Hưng chẳng hạn).
Bộ mặt thành phố không một chỗ nào được gọi là chỉn chu. Kiến trúc công trình lai tạp hổ lốn, nửa Tây nửa Tàu, nửa hiện đại, nửa giả cổ, chóp củ hành kiểu Ả Rập, nhưng hàng cột lại là kiểu Gotich với Phục Hưng; những nét đẹp cũ, cần phải giữ lại bị đập bỏ không thương tiếc. "Nhìn những dây đứt treo lòng thòng, có thể đánh cược rằng ít nhất 1/4 số dây đó đã không được sử dụng nữa. Toàn dân kêu, toàn ngành kêu, lãnh đạo thành phố biết rồi, nhưng "hơi đâu mà tháo dỡ, mackeno", ông Cung nói.
Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào (ĐH Xây dựng) từng điểm ra 7 "vết sẹo" lớn trên gương mặt thủ đô nói riêng và các đô thị khác nói chung, như: kiến trúc tổng thể bị rạn vỡ, mạnh ai nấy xây, nhà cao tầng thấp tầng lô nhô chen chúc, hàng loạt dự án đua nhau xà xẻo, "băm nát" đô thị, bởi vì hễ có mảnh đất nào trống là các chủ đầu tư "nhảy tót" vào xây, bất chấp cái dự án ấy có phù hợp với cảnh quan môi trường khu vực hay không...
Dễ nhận thấy nhất là sự lộn xộn, chắp vá của hệ thống biển quảng cáo đô thị. Tại Hà Nội, có vô số những khu nhà ngang, thấp, bỗng chình ình mọc lên một tấm biển quảng cáo nằm nghiêng đồ sộ. Và cái sự chình ình, đồ sộ ấy đã ngay lập tức phá vỡ kiến trúc tổng thể của ngôi nhà và khu phố.
Các gam màu được sử dụng không có sự chuyển tiếp, ăn nhập với không gian chung quanh khiến cho bộ mặt đô thị thêm lộn xộn. Đứng ở hồ Trúc Bạch vào buổi tối sẽ cảm nhận được thế nào là sự nhốn nháo, thiếu trật tự của hệ thống bóng đèn, ánh sáng dày đặc.
"Nhạc trưởng" ở đâu?
Thật ra, những vấn đề nêu trên không phải là phát hiện mới mẻ gì, chỉ là những chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Nhưng điều làm chúng tôi băn khoăn là tại sao dư luận "nói mãi" mà thực tế vẫn chẳng mấy chuyển biến?
Theo phân tích của nhiều kiến trúc sư, nguyên nhân bùng phát những "vết sẹo" nói trên là do sự manh mún trong công tác quy hoạch, quản lý đô thị. Còn nói như lời kiến trúc sư Nguyễn Đình Toàn (Viện trưởng Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn) thì sức ỳ quá lớn trong tư duy của bộ máy quản lý mới là nguyên nhân chính khiến đô thị bị "băm vằm". Hướng tới 1.000 năm Thăng Long, và nhất là khi Hà Nội đã được mở rộng, người dân đều mong muốn bộ mặt đô thị phải chỉn chu. Nhưng thành phố lại không hề có một "nhạc trưởng" để điều hành.
Mô hình Kiến trúc sư trưởng được đề xuất từ năm 1992, sau một thời gian vận hành đã bị bãi bỏ vì thể chế hoạt động không rõ ràng, lại "vướng" cơ chế chính sách, thủ tục hành chính phiền hà. Khó mà hình dung bộ mặt đô thị 1.000 năm Thăng Long khi Hà Nội mở rộng sẽ thế nào!
Tháng 12.2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định về cơ chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị. Song từ đó đến nay, chưa thành phố nào có bất kỳ đề xuất cơ chế quản lý nào. Còn trong một số trường hợp, hành lang pháp lý lại đi chậm hơn so với thực tiễn. Ví dụ như, chủ đầu tư muốn xây một cái nhà chỉ cần xin cấp chứng chỉ quy hoạch cái nhà đó, chứ không phải là quy hoạch từng cụm, từng điểm, từng khu vực. Việc này đã tồn tại rất nhiều năm nay và Bộ Xây dựng đã đề nghị bãi bỏ nhưng Chính phủ vẫn chưa chấp thuận.
Sự thờ ơ khó hiểu
Chọn mô hình quy hoạch kiến trúc Hà Nội mở rộng nào phù hợp là tùy thuộc trình độ, năng lực quản lý và tầm nhìn xa trông rộng của thành phố. Tuy nhiên, hội thảo Kiến trúc Hà Nội hướng tới 1.000 năm Thăng Long do Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng) tổ chức cuối tuần qua đã bàn thảo vấn đề này và đề xuất một vài giải pháp, kiến nghị như: kiến nghị quy hoạch chi tiết, cải tạo chỉnh trang khu phố cổ, khu phố cũ thời Pháp thuộc; đề xuất cải tạo cảnh quan cây xanh, hồ nước, các công trình văn hóa lịch sử; đề xuất giải pháp quản lý kiến trúc các mặt đứng tuyến phố, các nút giao thông; quản lý hệ thống biển hiệu quảng cáo; quản lý kiến trúc và quy hoạch các vùng nông thôn ngoại thành...
Thế nhưng, hội thảo này không hề có bóng dáng vị lãnh đạo thành phố nào đến dự, dù ngày 6.3, Bộ Xây dựng đã gửi công văn và thư mời đến Thành ủy Hà Nội, UBND và HĐND thành phố. Một Thứ trưởng Bộ Xây dựng thốt lên: "Chúng ta đều mong muốn có một đô thị hiện đại, văn minh, xứng tầm thế giới. Vậy mà lãnh đạo thành phố lại thờ ơ với các nhà chuyên môn. Khi mở rộng Hà Nội, những vấn đề nổi cộm về kiến trúc sẽ phải chấn chỉnh triệt để. Cuối tháng 5, Bộ Xây dựng sẽ báo cáo việc rà soát các dự án xây dựng trên bộ mặt đô thị Hà Nội".
Chẳng biết những "lời than" đó có thấu đến lãnh đạo thành phố không, chỉ biết rằng tháng 9.2006, Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn phát động cuộc thi "Làm đẹp cho thành phố Hà Nội", nhận được 26 đồ án tham dự, trong đó một số phương án có ý tưởng tốt. Song, theo lời ông Nguyễn Đình Toàn, đáng tiếc là những đồ án đoạt giải xong lại đem cất kho, vì thành phố hoàn toàn không dòm ngó đến.
Về quy hoạch kiến trúc Hà Nội mở rộng, hiện có một số phương án: nếu lấy Hồ Tây làm trung tâm và sông Hồng làm trục phát triển thì không gian đô thị tương lai của Hà Nội sẽ phát triển mạnh về phía bắc. Nếu lấy đường Láng - Hòa Lạc làm trục phát triển thì không gian đô thị tương lai sẽ phát triển về phía tây.
Hà Nội mở rộng không phải là Hà Nội phình to
"Trong quản lý quy hoạch đô thị hiện đại, cần lưu ý những điểm sau: quy hoạch phải bám sát môi trường, bám sát điều kiện thực tiễn, phải đưa ra được những giải pháp cục bộ trong từng lĩnh vực (giao thông, môi trường...), những giải pháp phải thống nhất, hài hòa với giải pháp tổng thể, chứ không thể quy hoạch theo kiểu hiện nay, xé lẻ từng phần, giao thông riêng, môi trường riêng.
Hà Nội mở rộng không phải là Hà Nội phình to ra, mà là Hà Nội được nâng cấp chiều sâu. Ta có thể quy hoạch theo mô hình vùng thủ đô là trung tâm, các đô thị khác là vệ tinh. Hiện nay, chúng ta chỉ nhăm nhe những khu đất nào còn trống là xây dựng.
Đây là hệ quả của tính không chuyên nghiệp, thiếu đồng bộ và thống nhất; dẫn đến việc các giải pháp kiến trúc cũng không chuyên nghiệp và đương nhiên là khâu thực hiện cũng vậy. Hà Nội có làm quy hoạch nhưng chất lượng không tốt vì tổ chức làm quy hoạch chưa có tiêu chuẩn hợp lý, các thông số đầu vào thiếu cơ sở và độ tin cậy, nghiên cứu không đến nơi đến chốn, quy hoạch thiếu tính thực tế, không cập nhật, dẫn đến tình trạng quy hoạch treo, hoặc quy hoạch không có tính dự báo" - kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam
Lo nhất là khâu quản lý
"Điều chúng tôi lo nhất không phải là khâu chất xám, mà là khâu quản lý còn quá nhiều lúng túng. Quản lý Hà Nội hiện tại đã khó, quản lý Hà Nội rộng gấp 3 lần thì không biết sẽ khó đến đâu. Mà nói về sự quản lý thì không một thành phố nào lại tùy tiện như Hà Nội. Thỉnh thoảng ở một ngã tư xuất hiện một con trạch, sau đó mấy ngày, người ta thay con trạch đó bằng một bồn hoa, mấy hôm sau lại thấy bồn hoa "biến mất", và thay vào đó là những vạch sơn kẻ.
Để giải quyết tình trạng lộn xộn trên bộ mặt đô thị, giới kiến trúc sư đã đưa ra nhiều ý tưởng thiết kế, nhưng có được chấp nhận không lại do nhà quản lý quyết định. Lãnh đạo thành phố phải là người bạn đồng hành với kiến trúc sư, chứ hiện nay, kiến trúc sư chỉ là người làm thuê theo ý đồ của những người trả tiền cho mình" - tiến sĩ - kiến trúc sư Nguyễn Đình Toàn, Viện trưởng Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn, Bộ Xây dựng
Hà Nội mở rộng không phải là Hà Nội phình to
"Trong quản lý quy hoạch đô thị hiện đại, cần lưu ý những điểm sau: quy hoạch phải bám sát môi trường, bám sát điều kiện thực tiễn, phải đưa ra được những giải pháp cục bộ trong từng lĩnh vực (giao thông, môi trường...), những giải pháp phải thống nhất, hài hòa với giải pháp tổng thể, chứ không thể quy hoạch theo kiểu hiện nay, xé lẻ từng phần, giao thông riêng, môi trường riêng.
Hà Nội mở rộng không phải là Hà Nội phình to ra, mà là Hà Nội được nâng cấp chiều sâu. Ta có thể quy hoạch theo mô hình vùng thủ đô là trung tâm, các đô thị khác là vệ tinh. Hiện nay, chúng ta chỉ nhăm nhe những khu đất nào còn trống là xây dựng.
Đây là hệ quả của tính không chuyên nghiệp, thiếu đồng bộ và thống nhất; dẫn đến việc các giải pháp kiến trúc cũng không chuyên nghiệp và đương nhiên là khâu thực hiện cũng vậy. Hà Nội có làm quy hoạch nhưng chất lượng không tốt vì tổ chức làm quy hoạch chưa có tiêu chuẩn hợp lý, các thông số đầu vào thiếu cơ sở và độ tin cậy, nghiên cứu không đến nơi đến chốn, quy hoạch thiếu tính thực tế, không cập nhật, dẫn đến tình trạng quy hoạch treo, hoặc quy hoạch không có tính dự báo" - kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam
Lo nhất là khâu quản lý
"Điều chúng tôi lo nhất không phải là khâu chất xám, mà là khâu quản lý còn quá nhiều lúng túng. Quản lý Hà Nội hiện tại đã khó, quản lý Hà Nội rộng gấp 3 lần thì không biết sẽ khó đến đâu. Mà nói về sự quản lý thì không một thành phố nào lại tùy tiện như Hà Nội. Thỉnh thoảng ở một ngã tư xuất hiện một con trạch, sau đó mấy ngày, người ta thay con trạch đó bằng một bồn hoa, mấy hôm sau lại thấy bồn hoa "biến mất", và thay vào đó là những vạch sơn kẻ.
Để giải quyết tình trạng lộn xộn trên bộ mặt đô thị, giới kiến trúc sư đã đưa ra nhiều ý tưởng thiết kế, nhưng có được chấp nhận không lại do nhà quản lý quyết định. Lãnh đạo thành phố phải là người bạn đồng hành với kiến trúc sư, chứ hiện nay, kiến trúc sư chỉ là người làm thuê theo ý đồ của những người trả tiền cho mình" - tiến sĩ - kiến trúc sư Nguyễn Đình Toàn, Viện trưởng Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn, Bộ Xây dựng
Theo Thanh Niên
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet