Mâm ngũ quả ngày Tết: Ý nghĩa và cách bày trí đúng chuẩn cho cả năm sung túc
Từ xưa mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ mỗi gia đình dịp Tết Nguyên đán. Ở miền Bắc, cách bày mâm ngũ quả thường theo quan niệm ngũ hành (Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ). Các loại trái cây trên mâm ngũ quả là sự kết hợp 5 màu của ngũ hành.
Mâm ngũ quả là nét văn hóa truyền thống mỗi dịp Tết đến. Bày mâm ngũ quả đẹp sẽ giúp gia chủ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, đặc biệt mâm ngũ quả này sẽ đem may mắn, tài lộc đến cho gia đình. Trước thềm Xuân Kỷ Hợi 2019, hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa các loại quả và cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt Nam.
Vào khoảng 28, 29 tháng Chạp, sau khi lau dọn bàn thờ gia tiên, các gia đình bắt đầu bày biện mâm ngũ quả, trang trí đẹp mắt để đặt lên bàn thờ. Gọi là ngũ quả nhưng thật ra việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm tùy thuộc vào từng địa phương với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để “thiết kế” nên mâm ngũ quả.
Trên mâm ngũ quả của người Việt thường có các loại quả như: Chuối, bưởi hoặc phật thủ, cam, quýt, táo, sung, đào, lê, dưa hấu, trứng gà, mãng cầu, dừa...
Mỗi loại trái cây mang một ý nghĩa đặc biệt được gia chủ chọn lựa
kỹ càng để bày ban thờ ngày Tết
Cách trình bày mâm ngũ quả truyền thống ở miền Bắc là nải chuối xanh ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa Xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bảo bọc. Quả bưởi hoặc phật thủ vàng đặt chính giữa, xung quanh là các loại quả khác. Quýt vàng, táo xanh, hoặc những quả ớt chín đỏ... được cài xen kẽ vào những chỗ trống. Một số gia đình còn có thói quen chọn trái cây bày mâm ngũ quả theo số lẻ vì quan niệm rằng số lẻ sẽ còn có cơ hội để phát triển, nảy nở. Chính vì vậy, những nải chuối xanh có số quả lẻ vào ngày Tết thường có giá đắt hơn hẳn.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet