Lập di chúc không cần công chứng, chứng thực
Hỏi: Tôi nghe nói việc lập di chúc phải thực hiện việc công chứng, chứng thực hoặc phải có người làm chứng mới hợp pháp, vậy có đúng không?
Di chúc của tôi lập không có người làm chứng, không được công chứng, chứng thực thì có giá trị để các con tôi nhận thừa kế không?
(Trần Thị Thu Lan, Đồng Nai)
Về nguyên tắc chung, việc lập di chúc dù bằng hình thức nào nêu trên cũng phải phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 652 Bộ luật Dân sự 2005: người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Nếu ông lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, không có công chứng hoặc chứng thực thì theo quy định tại Điều 653, Điều 655 Bộ luật dân sự 2005, việc lập di chúc của ông phải đảm bảo các điều kiện sau:
Ông phải tự tay viết và ký vào bản di chúc; phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ; di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Như vậy, theo các quy định chúng tôi viện dẫn trên, ông có thể tự lập di chúc khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà không cần công chứng, chứng thực hay cần phải có người làm chứng, vì giá trị pháp lý của các hình thức di chúc được lập hợp pháp là như nhau.
(Trần Thị Thu Lan, Đồng Nai)
Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, ông có thể lựa chọn một trong các hình thức lập di chúc sau: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc có công chứng hoặc chứng thực. Cả ba loại di chúc này đều có giá trị pháp lý như nhau, tuy nhiên đối với từng trường hợp, phải tuân thủ các quy định cụ thể thì di chúc mới được xem là hợp pháp.Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt khi lập và không bị đe dọa |
Về nguyên tắc chung, việc lập di chúc dù bằng hình thức nào nêu trên cũng phải phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 652 Bộ luật Dân sự 2005: người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Nếu ông lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, không có công chứng hoặc chứng thực thì theo quy định tại Điều 653, Điều 655 Bộ luật dân sự 2005, việc lập di chúc của ông phải đảm bảo các điều kiện sau:
Ông phải tự tay viết và ký vào bản di chúc; phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ; di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Như vậy, theo các quy định chúng tôi viện dẫn trên, ông có thể tự lập di chúc khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà không cần công chứng, chứng thực hay cần phải có người làm chứng, vì giá trị pháp lý của các hình thức di chúc được lập hợp pháp là như nhau.
Ls Phạm Phùng Trọng Nghĩa
Công ty Luật hợp danh FDVN
(Theo VietQ)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet