Làm sao rút ngắn hành trình tìm sổ đỏ? - Bài 5: Quy trình, thủ tục cấp sổ đỏ ra sao?
Hiện, thời gian thực hiện việc cấp sổ đỏ không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phải trích đo địa chính thửa đất, thời gian giải quyết không quá 30 ngày.
Thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu
Đầu tiên là nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ đất tại Văn phòng đăng ký QSD đất. Tiếp đến nộp thuế và lệ phí và sau cùng là nhận sổ đỏ. Hồ sơ xin cấp sổ đỏ bao gồm: Đơn xin cấp theo mẫu; Giấy tờ chứng minh viêc quản lý sử dụng ổn định từ trước năm 1993 đến nay; Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ nhà, đất đã có sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng); CMTND, hộ khẩu thường trú của người sử dụng đất; văn bản ủy quyền nộp hồ sơ hoặc nhận sổ đỏ (nếu có) và bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Thủ tục tách sổ
Trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết việc chuyển nhượng (thừa kế, tặng cho) một phần QSD đất (tách sổ) được thực hiện theo các bước tương tự như trên. Lệ phí = 0,5% nhân với khung giá đất do UBND cấp tỉnh, TP quy định. Thuế thu nhập cá nhân có hai cách tính.
Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận (giá bán). Theo đó, đối với đất có nguồn gốc Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất thì căn cứ vào chứng từ thu tiền sử dụng đất. Đối với đất nhận chuyển nhượng QSD từ các tổ chức, cá nhân thì căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng thời điểm giao dịch mua bán. Với trường hợp đấu giá đất thì tính theo giá trúng đấu giá. Nếu đất có nguồn gốc không thuộc các trường hợp nêu trên thì căn cứ vào hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi được cấp sổ đỏ để xác định giá vốn. Cách 2 (áp dụng khi không xác định được giá mua): Thuế thu nhập cá nhân = 2% giá chuyển nhượng (giá ghi trong hợp đồng).
Ảnh minh họa |
Hiện, thời gian thực hiện việc cấp sổ đỏ không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phải trích đo địa chính thửa đất, thời gian giải quyết không quá 30 ngày. Bạn đọc lưu ý diện tích tối thiểu được tách thửa tại Hà Nội được quy định như sau: Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên; Có diện tích không nhỏ hơn 30m2/thửa.
Sang tên sổ đỏ
Hai bên đến văn phòng công chứng ký kết hợp đồng chuyển nhượng, hoặc hợp đồng cho, tặng QSD đất. Một trong hai bên theo thỏa thuận thực hiện việc nộp thuế và lệ phí tại bộ phận 1 cửa của văn phòng đăng ký QSD đất. Tiếp theo nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ và nhận phiếu hẹn. Sau đó đến ngày hẹn thì lấy sổ đỏ tại bộ phận 1 cửa.
Với người được thừa kế cần phải tiến hành thủ tục đăng ký biến động QSD đất. Do đó việc sang tên sổ đỏ do được thừa kế thì thực hiện như sau: Tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế và phải chuẩn bị các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận QSH nhà ở và QSD đất ở; Giấy chứng tử; Di chúc (đối với trường hợp có di chúc); Giấy khai sinh; Sổ hộ khẩu; CMND.
Tiếp đến, đăng ký biến động (sang tên sổ đỏ) tại UBND quận, huyện. Nộp hồ sơ đăng ký biến động tại văn phòng đăng ký QSD đất; Thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có); Nhận sổ đỏ đã được đăng ký biến động. Hồ sơ gồm có: Đơn đề nghị đăng ký biến động về sử dụng đất; Di chúc (nếu có); Biên bản khai nhận di sản thừa kế; GCN QSD đất (bản gốc và 1 bản sao); Hộ khẩu, CMTND của bên nhận thừa kế (bản sao); Biên lai nộp nghĩa vụ tài chính hoặc thông báo miễn nộp nghĩa vụ tài chính (bản gốc);
Cấp lại sổ đỏ bị mất
Trình tự thủ tục giải quyết việc xin cấp lại sổ đỏ bị cháy, mất, mục nát… như sau: Người bị mất sổ đỏ cần làm đơn trình báo về việc mất sổ và gửi đến UBND xã, phường để tiến hành niêm yết công khai, sau đó cấp giấy xác nhận. Tiếp theo, người mất sổ đỏ nộp hồ sơ xin cấp lại GCN QSD đất tại văn phòng đăng ký QSD đất rồi nộp thuế, phí, lệ phí, đợi đến hẹn lấy.
Hồ sơ xin cấp lại thực hiện như các bước nêu bên trên thì cần có thêm giấy tờ xác nhận việc mất GCN của CA cấp xã, phường nơi mất sổ đỏ. Bên cạnh đó, cần có giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất sổ đỏ trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương (trừ việc mất sổ do thiên tai, hỏa hoạn) đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Trường hợp hộ gia đình và cá nhân thì chỉ cần có giấy xác nhận của UBND cấp xã, phường về việc đã niêm yết thông báo mất giấy tại trụ sở ủy ban.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet