Hiện cô tôi muốn làm luôn sổ hồng cho căn nhà và sang tên cô tôi thì có được không? Cô tôi có hộ khẩu trong ngôi nhà đó và đứng tên điện nước, điện thoại từ năm 2002 đến nay, giờ muốn làm sổ hồng thì bên dịch vụ đòi 30 triệu đồng như vậy có hợp lý không?

Xin nói thêm, chủ thứ nhất đã dọn đi không biết ở đâu, chủ thứ 2 đã mất vậy cô tôi cần liên hệ những ai để hoàn tất thủ tục làm sổ hồng? Rất mong được sự phản hồi. Chân thành cảm ơn. (GIA HUE HUYNH)

- Trả lời:

Với dữ kiện bạn cung cấp thì chúng tôi không thể hướng dẫn cho bạn một cách cụ thể, vì bạn đã trình bày căn nhà trên được cấp sổ đỏ cho người chủ thứ nhất vào năm 2003 trong khi người chủ thứ nhất đã dọn đi không biết ở đâu. Căn nhà trên lại được cô của bạn mua bằng giấy tay đã qua 2 đời chủ (chủ thứ nhất và chủ thứ hai cũng mua bằng giấy tay).

Nếu sổ đỏ cấp cho chủ thứ nhất trong khi cô bạn không hề giao dịch với chủ thứ nhất thì cách duy nhất là cô bạn phải tìm cách liên lạc với chủ thứ nhất để tiến hành thủ tục chuyển tên.

Trong trường hợp căn nhà trên vẫn chưa có giấy chứng nhận QSHNƠ và QSDĐƠ và căn nhà trên phù hợp với quy hoạch được xét duyệt, được sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 15-10-1993 đến trước ngày 1-7-2004, đồng thời được UBND cấp xã xác nhận là nhà, đất không có tranh chấp cũng như không vi phạm một trong các quy định tại khoản 4 điều 14 nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai thì căn nhà của cô bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận QSHNƠ & QSDĐƠ.

Bạn có thể tham khảo quy định tại khoản 4, điều 14 nghị định 84 như sau:

“Hộ gia đình, cá nhân không được cấp giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất được sử dụng trước ngày 15-10-1993 trong trường hợp tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm sau đây (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 điều này):

a) Vi phạm quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai;

b) Vi phạm quy hoạch chi tiết mặt bằng xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai đối với diện tích đất đã giao cho tổ chức, cộng đồng dân cư quản lý;

c) Lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng đã được công bố, cắm mốc;

d) Lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè đã có chỉ giới xây dựng;

đ) Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích công cộng, đất chuyên dùng, đất của tổ chức, đất chưa sử dụng và các trường hợp vi phạm khác đã có văn bản ngăn chặn nhưng người sử dụng đất vẫn cố tình vi phạm”.

Trong trường hợp căn nhà trên mà cô bạn đang sử dụng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 điều 14 nghị định 84/2007/NĐ-CP nêu trên nhưng phù hợp với quy hoạch tại thời điểm cấp giấy chứng nhận thì căn nhà trên cũng được cấp giấy chứng nhận QSHNƠ & QSDĐƠ (khoản 5, điều 14 nghị định 84/2007/NĐ-CP).

Để biết cụ thể hơn về việc xin cấp giấy chứng nhận QSHNƠ & QSDĐƠ đối với trường hợp của cô bạn, bạn có thể liên hệ UBND cấp huyện nơi căn nhà tọa lạc để được hướng dẫn.

Thắc mắc về mức phí mà bên dịch vụ yêu cầu thì tùy theo tính chất vụ việc để cho rằng mức phí trên có phù hợp hay không, vì hợp đồng được xác lập dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên. Tuy nhiên để giảm thiểu sự tốn kém chi phí, cô bạn có thể trực tiếp tiến hành làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận QSHNƠ & QSDĐƠ tại phòng quản lý đô thị UBND cấp huyện nơi căn nhà tọa lạc.

Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU
(Theo Tuổi Trẻ)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME