Làm sao để biết đất không thuộc dạng lấn chiếm?
Hỏi: Năm 1989, tôi có mua một miếng đất ven sông Bình Lợi (Q.Bình Thạnh, Tp.HCM) bằng giấy tay và được UBND phường xác nhận, sau đó có kê khai năm 1999. Từ khi mua đất đến nay tôi đều đóng thuế đất đầy đủ và cũng không có văn bản ngăn chặn nào của chính quyền.
Tuy nhiên, khi tôi làm đơn xin cấp số nhà thì UBND phường nói đất thuộc quyền quản lý của phường và nằm trên dự án quy hoạch rạch xuyên tâm nên không đủ điều kiện cấp số nhà. Xin hỏi trường hợp đất tôi ở có thuộc dạng lấn chiếm? Và nếu có giải tỏa tôi có được đền bù thỏa đáng?
Cảm ơn.
- Trả lời:
Theo thông tin cung cấp có thể thấy bạn chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, cũng không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật đất đai. Vì vậy để có thể được đền bù theo quy định của pháp luật, bạn phải được UBND phường nơi có nhà, đất xác nhận là nhà, đất không có tranh chấp. Ngoài ra, tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất không có một trong các hành vi vi phạm như:
- Vi phạm quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai;
- Vi phạm quy hoạch chi tiết mặt bằng xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai đối với diện tích đất đã giao cho tổ chức, cộng đồng dân cư quản lý;
- Lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng đã được công bố, cắm mốc;
- Lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè đã có chỉ giới xây dựng;
- Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích công cộng, đất chuyên dùng, đất của tổ chức, đất chưa sử dụng và các trường hợp vi phạm khác đã có văn bản ngăn chặn nhưng người sử dụng đất vẫn cố tình vi phạm.
Do nhà đất trên đã được sử dụng từ trước ngày 15-10-1993 nên trong trường hợp đủ điều kiện để được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, bạn sẽ được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất ở theo quyết định của UBND TP.HCM tại thời điểm thu hồi đất.
Đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở sẽ được bồi thường hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư.
Để biết được có thuộc trường hợp lấn chiếm đất tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất hay không, cách tốt nhất bạn nên liên hệ UBND quận Bình Thạnh để được giải đáp cụ thể.
Cảm ơn.
tuyetngoc nguyen
- Trả lời:
Theo thông tin cung cấp có thể thấy bạn chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, cũng không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật đất đai. Vì vậy để có thể được đền bù theo quy định của pháp luật, bạn phải được UBND phường nơi có nhà, đất xác nhận là nhà, đất không có tranh chấp. Ngoài ra, tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất không có một trong các hành vi vi phạm như:
- Vi phạm quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai;
- Vi phạm quy hoạch chi tiết mặt bằng xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai đối với diện tích đất đã giao cho tổ chức, cộng đồng dân cư quản lý;
- Lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng đã được công bố, cắm mốc;
- Lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè đã có chỉ giới xây dựng;
- Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích công cộng, đất chuyên dùng, đất của tổ chức, đất chưa sử dụng và các trường hợp vi phạm khác đã có văn bản ngăn chặn nhưng người sử dụng đất vẫn cố tình vi phạm.
Do nhà đất trên đã được sử dụng từ trước ngày 15-10-1993 nên trong trường hợp đủ điều kiện để được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, bạn sẽ được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng nhưng diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất ở theo quyết định của UBND TP.HCM tại thời điểm thu hồi đất.
Đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở sẽ được bồi thường hỗ trợ về đất theo quy định đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư.
Để biết được có thuộc trường hợp lấn chiếm đất tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất hay không, cách tốt nhất bạn nên liên hệ UBND quận Bình Thạnh để được giải đáp cụ thể.
LS NGUYỄN VĂN HẬU
(Theo Tuổi trẻ)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet