Lại báo động về chất lượng xây dựng
Sau vụ hỏa hoạn thiêu rụi tòa nhà 28 tầng ở Thượng Hải, dư luận ở Trung Quốc lại báo động về chất lượng và sự an toàn của các chung cư cao tầng vốn đang mọc lên như nấm ở các thành phố lớn.
Chính quyền Thượng Hải ngày 17/11 thừa nhận 79 người đã thiệt mạng trong vụ cháy tòa nhà 28 tầng ở trung tâm thành phố, thay vì 53 người như công bố ban đầu. Ngoài ra, theo các tờ báo địa phương, vẫn còn khoảng 36 người mất tích.
Điều tra sơ bộ cho thấy lửa phát ra từ mỏ hàn của bốn thợ hàn không có giấy phép hành nghề đã đốt cháy giàn giáo bằng tre rồi bao trùm khắp tòa nhà. Cảnh sát Thượng Hải đã bắt giữ tám người tình nghi. Trớ trêu là vụ hỏa hoạn lại xảy ra ngay sau khi Trung Quốc vừa mở chiến dịch thắt chặt quy định chống cháy trên toàn quốc, đặc biệt là ở các tòa nhà cao tầng và các công trình xây dựng.
Hỏa hoạn thường xuyên
“Không thể tin rằng đám cháy lại cướp đi sinh mạng của nhiều người đến thế - ông Li Dezhu, 66 tuổi, sống ở tầng 17 của tòa nhà bị cháy, cho biết - Chúng tôi từng nghe về các đám cháy ở khách sạn, trung tâm giải trí chứ chưa bao giờ thấy ở một khu chung cư”.
Thực tế, mới chỉ tuần trước chính quyền Thượng Hải đã tổ chức một cuộc diễn tập phòng chống cháy ở các tòa nhà cao tầng quy mô lớn. “Cuộc diễn tập trên tivi rất thành công nhưng khi một vụ hỏa hoạn thật sự xảy ra, nó hoàn toàn vô dụng” - một phụ nữ họ Liu, có mẹ chết trong đám cháy ở Thượng Hải, bức xúc.
Thực tế, các vụ cháy nhà cao tầng ở Trung Quốc xảy ra khá thường xuyên. Điển hình là vụ tòa khách sạn cao 159m kế bên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh cháy rụi hồi tháng 2-2009 do pháo hoa. Kỹ sư Ye Yaoxian thuộc Tổ chức Nghiên cứu và thiết kế kiến trúc Trung Quốc nhận định nước này thiếu khả năng chống cháy ở các tòa nhà có độ cao trên 100m.
“Chúng ta không có máy bơm nước đủ sức dập các đám cháy trên cao do nước không vươn tới độ cao từ 100m trở lên - kỹ sư Yaoxian cho biết - Các tòa nhà cao tầng cũng thiếu thiết bị để giúp bơm nước lên các tầng cao. Ngoài ra, tầng cao của các tòa nhà cũng không có thiết bị phòng chống cháy”. Riêng ở Thượng Hải có khoảng 100 tòa nhà cao trên 100m.
Theo giáo sư ngành xây dựng Yik Waihung thuộc ĐH Bách khoa Hong Kong, rất nhiều tòa nhà hơn 10 năm tuổi ở Trung Quốc thiếu vật liệu chống cháy, thiếu các thiết bị chống cháy phù hợp như những tòa nhà mới xây hiện nay.
Chuyên gia Lou Qifeng, phó giám đốc Viện Phòng chống thảm họa Thượng Hải, cho biết ý thức phòng chống hỏa hoạn của người dân Trung Quốc còn rất kém. Ở các chung cư cao tầng, người dân lo bị trộm hơn là lo hỏa hoạn. Do đó họ thường khóa các cửa thoát hiểm nên khi hỏa hoạn xảy ra, người trong các tòa nhà không thể nhanh chóng chạy ra ngoài.
Lãnh đạo Cơ quan Cứu hỏa Thượng Hải Chen Fei cũng cho biết các chung cư cao tầng thường có nhiều vật liệu dễ cháy và cửa thoát hiểm thường bị khóa bằng những cánh cửa kim loại rất dày, do đó việc cứu hộ trở nên rất khó khăn.
Chất lượng đáng báo động
Sau vụ cháy ở Thượng Hải, trên các mạng của Trung Quốc xuất hiện rất nhiều ý kiến đặt vấn đề về chất lượng của các chung cư cao tầng. Trên trang web Huasheng Online thuộc một tờ báo ở tỉnh Hồ Nam, một người dân báo động: “Những công trình xây dựng kiểu này là một thảm họa lớn mà ngành địa ốc Trung Quốc đang để lại trong cuộc đua điên rồ nhằm kiếm tiền”.
Trung Quốc hiện tiêu thụ 40% lượng ximăng và thép toàn cầu trong cuộc chạy đua đô thị hóa. Ước tính trong hai thập niên tới, phần lớn người dân Trung Quốc sẽ sống ở thành phố, chủ yếu trong các chung cư cao tầng.
Thượng Hải hiện có khoảng 5.000 tòa nhà cao tầng và nhiều tòa nhà cao tầng khác đang được xây dựng. Phần lớn trong số 20 triệu dân Thượng Hải sống trong các chung cư. Khi thị trường địa ốc bùng nổ, các tập đoàn phát triển nhà đất đã đua nhau mua đất, xây và bán nhà với tốc độ càng nhanh càng tốt.
World Market Intelligence ước tính ngành công nghiệp xây dựng Trung Quốc đã tăng trưởng 200% từ năm 2005 đến 2009. Dù chất lượng xây dựng đã tăng đáng kể ở các thành phố lớn, nhưng rất nhiều vấn đề nghiêm trọng vẫn còn tồn tại như nạn bớt xén vật liệu xây dựng hay dùng vật liệu kém chất lượng là chuyện xảy ra như cơm bữa
Theo Bộ Nhà ở và phát triển nông thôn Trung Quốc, các tòa nhà cao tầng ở Trung Quốc thường chỉ đứng vững trong 25-30 năm, thua xa con số 74 năm của Mỹ và 132 năm của Anh. Nhiều tòa nhà mới được xây dựng 10-15 năm đã hư hại và xuống cấp nghiêm trọng.
Điều tra sơ bộ cho thấy lửa phát ra từ mỏ hàn của bốn thợ hàn không có giấy phép hành nghề đã đốt cháy giàn giáo bằng tre rồi bao trùm khắp tòa nhà. Cảnh sát Thượng Hải đã bắt giữ tám người tình nghi. Trớ trêu là vụ hỏa hoạn lại xảy ra ngay sau khi Trung Quốc vừa mở chiến dịch thắt chặt quy định chống cháy trên toàn quốc, đặc biệt là ở các tòa nhà cao tầng và các công trình xây dựng.
Hỏa hoạn thường xuyên
“Không thể tin rằng đám cháy lại cướp đi sinh mạng của nhiều người đến thế - ông Li Dezhu, 66 tuổi, sống ở tầng 17 của tòa nhà bị cháy, cho biết - Chúng tôi từng nghe về các đám cháy ở khách sạn, trung tâm giải trí chứ chưa bao giờ thấy ở một khu chung cư”.
Thực tế, mới chỉ tuần trước chính quyền Thượng Hải đã tổ chức một cuộc diễn tập phòng chống cháy ở các tòa nhà cao tầng quy mô lớn. “Cuộc diễn tập trên tivi rất thành công nhưng khi một vụ hỏa hoạn thật sự xảy ra, nó hoàn toàn vô dụng” - một phụ nữ họ Liu, có mẹ chết trong đám cháy ở Thượng Hải, bức xúc.
Thực tế, các vụ cháy nhà cao tầng ở Trung Quốc xảy ra khá thường xuyên. Điển hình là vụ tòa khách sạn cao 159m kế bên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh cháy rụi hồi tháng 2-2009 do pháo hoa. Kỹ sư Ye Yaoxian thuộc Tổ chức Nghiên cứu và thiết kế kiến trúc Trung Quốc nhận định nước này thiếu khả năng chống cháy ở các tòa nhà có độ cao trên 100m.
“Chúng ta không có máy bơm nước đủ sức dập các đám cháy trên cao do nước không vươn tới độ cao từ 100m trở lên - kỹ sư Yaoxian cho biết - Các tòa nhà cao tầng cũng thiếu thiết bị để giúp bơm nước lên các tầng cao. Ngoài ra, tầng cao của các tòa nhà cũng không có thiết bị phòng chống cháy”. Riêng ở Thượng Hải có khoảng 100 tòa nhà cao trên 100m.
Theo giáo sư ngành xây dựng Yik Waihung thuộc ĐH Bách khoa Hong Kong, rất nhiều tòa nhà hơn 10 năm tuổi ở Trung Quốc thiếu vật liệu chống cháy, thiếu các thiết bị chống cháy phù hợp như những tòa nhà mới xây hiện nay.
Chuyên gia Lou Qifeng, phó giám đốc Viện Phòng chống thảm họa Thượng Hải, cho biết ý thức phòng chống hỏa hoạn của người dân Trung Quốc còn rất kém. Ở các chung cư cao tầng, người dân lo bị trộm hơn là lo hỏa hoạn. Do đó họ thường khóa các cửa thoát hiểm nên khi hỏa hoạn xảy ra, người trong các tòa nhà không thể nhanh chóng chạy ra ngoài.
Lãnh đạo Cơ quan Cứu hỏa Thượng Hải Chen Fei cũng cho biết các chung cư cao tầng thường có nhiều vật liệu dễ cháy và cửa thoát hiểm thường bị khóa bằng những cánh cửa kim loại rất dày, do đó việc cứu hộ trở nên rất khó khăn.
Chất lượng đáng báo động
Sau vụ cháy ở Thượng Hải, trên các mạng của Trung Quốc xuất hiện rất nhiều ý kiến đặt vấn đề về chất lượng của các chung cư cao tầng. Trên trang web Huasheng Online thuộc một tờ báo ở tỉnh Hồ Nam, một người dân báo động: “Những công trình xây dựng kiểu này là một thảm họa lớn mà ngành địa ốc Trung Quốc đang để lại trong cuộc đua điên rồ nhằm kiếm tiền”.
Trung Quốc hiện tiêu thụ 40% lượng ximăng và thép toàn cầu trong cuộc chạy đua đô thị hóa. Ước tính trong hai thập niên tới, phần lớn người dân Trung Quốc sẽ sống ở thành phố, chủ yếu trong các chung cư cao tầng.
Thượng Hải hiện có khoảng 5.000 tòa nhà cao tầng và nhiều tòa nhà cao tầng khác đang được xây dựng. Phần lớn trong số 20 triệu dân Thượng Hải sống trong các chung cư. Khi thị trường địa ốc bùng nổ, các tập đoàn phát triển nhà đất đã đua nhau mua đất, xây và bán nhà với tốc độ càng nhanh càng tốt.
World Market Intelligence ước tính ngành công nghiệp xây dựng Trung Quốc đã tăng trưởng 200% từ năm 2005 đến 2009. Dù chất lượng xây dựng đã tăng đáng kể ở các thành phố lớn, nhưng rất nhiều vấn đề nghiêm trọng vẫn còn tồn tại như nạn bớt xén vật liệu xây dựng hay dùng vật liệu kém chất lượng là chuyện xảy ra như cơm bữa
Theo Bộ Nhà ở và phát triển nông thôn Trung Quốc, các tòa nhà cao tầng ở Trung Quốc thường chỉ đứng vững trong 25-30 năm, thua xa con số 74 năm của Mỹ và 132 năm của Anh. Nhiều tòa nhà mới được xây dựng 10-15 năm đã hư hại và xuống cấp nghiêm trọng.
Với tốc độ bùng nổ xây dựng chung cư ở Trung Quốc, những câu hỏi về chất lượng xây dựng và sự an toàn xem ra chưa thể giải đáp trong một sớm một chiều.
(Theo Tuổi Trẻ)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet