Làm sổ đỏ cho đất lâm nghiệp
Hỏi: Gia đình tôi ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) nhận đất lâm nghiệp để trồng và kinh doanh rừng từ năm 1990 của xí nghiệp (nay đã giải thể), với diện tích theo biên bản giao đất giao rừng là 75,69ha. Từ năm 1990 đến nay gia đình tôi vẫn làm trên diện tích đó và cũng không có sự tranh chấp nào.
Hiện gia đình tôi muốn làm sổ đỏ trên diện tích đó có được không, nếu được thì thủ tục và kinh phí phải như thế nào? Xin cám ơn.
Xuan Han Tran ([email protected] )
- Trả lời:
Nếu được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đất không tranh chấp và đất đã được sử dụng ổn định từ năm 1990 (trước ngày 15-10-1993), tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất, không thuộc một trong các trường hợp:
- Vi phạm quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai;
- Vi phạm quy hoạch chi tiết mặt bằng xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai đối với diện tích đất đã giao cho tổ chức, cộng đồng dân cư quản lý;
- Lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng đã được công bố, cắm mốc;
- Lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè đã có chỉ giới xây dựng;
- Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích công cộng, đất chuyên dùng, đất của tổ chức, đất chưa sử dụng và các trường hợp vi phạm khác đã có văn bản ngăn chặn nhưng người sử dụng đất vẫn cố tình vi phạm thì hộ gia đình bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là “giấy chứng nhận”) và không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp (2ha đối với đất thuộc TP Hà Nội).
Diện tích đất nông nghiệp còn lại (nếu có) được chuyển sang hình thức thuê đất của Nhà nước.
Khi đăng ký QSDĐ, bạn phải nộp lệ phí trước bạ với mức 0,5% giá trị toàn bộ diện tích thửa đất được cấp giấy chứng nhận. Giá đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất do UBND TP Hà Nội quy định tại thời tính lệ phí trước bạ. Bạn có thể liên hệ UBND cấp huyện nơi có đất để nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận gồm những giấy tờ chủ yếu sau: đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận; giấy xác nhận đất không có tranh chấp của UBND cấp xã nơi có đất; biên bản giao đất, giao rừng; bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có).
Xuan Han Tran ([email protected] )
- Trả lời:
Nếu được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đất không tranh chấp và đất đã được sử dụng ổn định từ năm 1990 (trước ngày 15-10-1993), tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất, không thuộc một trong các trường hợp:
- Vi phạm quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai;
- Vi phạm quy hoạch chi tiết mặt bằng xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai đối với diện tích đất đã giao cho tổ chức, cộng đồng dân cư quản lý;
- Lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng đã được công bố, cắm mốc;
- Lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè đã có chỉ giới xây dựng;
- Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích công cộng, đất chuyên dùng, đất của tổ chức, đất chưa sử dụng và các trường hợp vi phạm khác đã có văn bản ngăn chặn nhưng người sử dụng đất vẫn cố tình vi phạm thì hộ gia đình bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là “giấy chứng nhận”) và không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp (2ha đối với đất thuộc TP Hà Nội).
Diện tích đất nông nghiệp còn lại (nếu có) được chuyển sang hình thức thuê đất của Nhà nước.
Khi đăng ký QSDĐ, bạn phải nộp lệ phí trước bạ với mức 0,5% giá trị toàn bộ diện tích thửa đất được cấp giấy chứng nhận. Giá đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất do UBND TP Hà Nội quy định tại thời tính lệ phí trước bạ. Bạn có thể liên hệ UBND cấp huyện nơi có đất để nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận gồm những giấy tờ chủ yếu sau: đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận; giấy xác nhận đất không có tranh chấp của UBND cấp xã nơi có đất; biên bản giao đất, giao rừng; bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có).
Ngoài ra tùy theo quy định của UBND cấp huyện nơi có đất, bạn còn phải chuẩn bị thêm một số các giấy tờ khác vào hồ sơ như: bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu …
LS NGUYỄN VĂN HẬU
(Theo Tuổi trẻ)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet