Kiến trúc Việt Nam “xưa và nay” qua bộ ảnh lồng trong ảnh
Bằng cách lồng ghép những tấm ảnh đen trắng được chụp cách đây hàng chục năm vào khung cảnh tương đương của ngày nay, tác giả của bộ ảnh đã tạo nên một góc nhìn hoàn toàn mới về những địa điểm quen thuộc trên khắp Việt Nam.
Mỗi bức ảnh được tác giả Nguyễn Xuân Khánh kết hợp một cách tỉ mỉ và chính xác từng chi tiết của 2 khung cảnh xưa và nay, để nêu rõ nên những sự tương đồng còn giữ lại được của không gian trước đây và bây giờ cũng như những sự khác biệt về thời gian trong cùng một khung cảnh.
Được biết tác giả đã phải mất hơn 1 năm để đi đến nhiều nơi trên khắp Việt Nam như Huế, Đà Lạt, Thành Phố Hồ Chí Minh… để tạo nên bộ ảnh ấn tượng nằm trong dự án chụp ảnh “Việt Nam - Nhìn lại quá khứ” của anh.
Cùng chiêm ngưỡng những khung cảnh ấn tượng của Việt Nam xưa và nay trong bộ ảnh của tác giả Nguyễn Xuân Khánh:
Đường phố Sài Gòn, năm 1969
Khách sạn Caravelle (Sài Gòn) năm 1969 và nay
Khách sạn Majestic (Sài Gòn) năm 1966 và nay
Khách sạn Continental Palace năm 1950 và ngày nay
Tòa Đô Chánh thập niên 60 của thế kỷ trước và nay là UBND Thành phố Hồ Chí Minh
Chợ Bến Thành năm 1922
Pháp trường Sài Gòn 1966, nay là Công ty Vận tải Đường sắt Tp.HCM
Nhà thờ Đức Bà (TPHCM) năm 1890, khi chưa có 2 chóp mái
Bưu điện Trung tâm Sài Gòn (không rõ năm chụp)
Nhà hát Thành phố và Khách sạn Continental đầu thế kỷ 20
Đường phố Nha Trang, năm 1967
Viện Pasteur (Nha Trang) những năm 60 của thế kỷ trước
Cổng thành cổ Diên Khánh (Khánh Hòa)
Tháp Bà Pô Nagar (Khánh Hòa)
Ga Nha Trang, năm 1970
Nhà Thờ Núi (Nha Trang), trong giai đoạn đang xây dựng vào đầu những năm 1930
Ga Đà Lạt, năm 1948
Khách sạn L’Hotel du Parc (Đà Lạt), năm 1948 và nay
Chợ Hòa Bình (Đà Lạt), năm 1948
Phố cổ Hội An, xưa và nay
Chùa Cầu (Hội An)
Thành cổ Quảng Trị, năm 1968
Đại Nội Huế, trong giai đoạn 1925-1930
Cửa Quảng Đức (Huế) những năm 20 thế kỷ trước
Cửa Hiển Nhơn (Huế) cũng trong những năm 20 của thế kỷ trước
Cầu Trường Tiền năm 1967
(Theo Dân trí)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet