Hà Nội: UBND quận cưỡng chế mập mờ, 31 hộ dân "mất tết"
Chưa đưa ra được bản đồ quy hoạch chi tiết dự án sẽ triển khai, UBND quận Long Biên vẫn ban hành kế hoạch cưỡng chế GPMB đối với 31 hộ dân, khiến hàng trăm nhân khẩu hoang mang lo lắng.
Trong đơn kiến nghị, đại diện 31 hộ dân sống tại tổ 1 (phố Ngô Gia Tự), phường Đức Giang, quận Long Biên, TP. Hà Nội phản ánh: UBND quận Long Biên đã ban hành kế hoạch cưỡng chế GPMB không đúng trình tự pháp luật, không đúng dự án triển khai, xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của hàng trăm nhân khẩu. Kể từ năm 2006 đến nay, người dân tổ 1 phường Đức Giang, trong đó có nhiều gia đình thuộc diện chế độ chính sách đã nhiều lần làm đơn gửi quận Long Biên và các cấp chính quyền nhưng không nhận được lời giải thích từ cơ quan chức năng.
Liên quan đến việc GPMB có nhiều điểm mập mờ tại tổ 1, phường Đức Giang, quận Long Biên. Tháng 9/2006, các hộ dân sát nút giao thông cầu Chui nhận được thông báo khu vực đang ở nằm trong diện GPMB Dự án đường 5 kéo dài (từ cầu Chui - cầu Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long). Theo đó, sẽ có 3 phường trên địa bàn quận Long Biên bị thu hồi đất phục vụ dự án là Đức Giang, Thượng Thanh, Ngọc Thụy.
Nhận được thông báo phần đất sử dụng thuộc diện GPMB, các hộ dân đang sống tại tổ 1, phường Đức Giang đều có chung quan điểm, nếu đây là dự án làm đường Quốc gia phục vụ mục đích chung thì người ủng hộ. Những gia đình nằm trong diện phải di dời chỉ yêu cầu UBND quận Long Biên, Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn công khai bản đồ quy hoạch chi tiết dự án, cùng các văn bản liên quan đến chính sách GPMB, đền bù, hỗ trợ tái định cư theo đúng quy định.
Tuy nhiên, sau 6 năm đấu tranh liên tục, những đòi hỏi chính đáng của người dân vẫn không được quận Long Biên, cùng các cơ quan chức năng “hồi âm”. Không những vậy, thời gian qua, quận Long Biên còn liên tục thúc ép người dân phải nhận tiền, bàn giao mặt bằng. Những người chưa chấp nhận ký nhận tiền đền bù thì bị coi là bất hợp tác với chính quyền.
Liên quan đến việc GPMB có nhiều điểm mập mờ tại tổ 1, phường Đức Giang, quận Long Biên. Tháng 9/2006, các hộ dân sát nút giao thông cầu Chui nhận được thông báo khu vực đang ở nằm trong diện GPMB Dự án đường 5 kéo dài (từ cầu Chui - cầu Đông Trù - Phương Trạch - Bắc Thăng Long). Theo đó, sẽ có 3 phường trên địa bàn quận Long Biên bị thu hồi đất phục vụ dự án là Đức Giang, Thượng Thanh, Ngọc Thụy.
Nhận được thông báo phần đất sử dụng thuộc diện GPMB, các hộ dân đang sống tại tổ 1, phường Đức Giang đều có chung quan điểm, nếu đây là dự án làm đường Quốc gia phục vụ mục đích chung thì người ủng hộ. Những gia đình nằm trong diện phải di dời chỉ yêu cầu UBND quận Long Biên, Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn công khai bản đồ quy hoạch chi tiết dự án, cùng các văn bản liên quan đến chính sách GPMB, đền bù, hỗ trợ tái định cư theo đúng quy định.
Tuy nhiên, sau 6 năm đấu tranh liên tục, những đòi hỏi chính đáng của người dân vẫn không được quận Long Biên, cùng các cơ quan chức năng “hồi âm”. Không những vậy, thời gian qua, quận Long Biên còn liên tục thúc ép người dân phải nhận tiền, bàn giao mặt bằng. Những người chưa chấp nhận ký nhận tiền đền bù thì bị coi là bất hợp tác với chính quyền.
Người dân tổ 1, phường Đức Giang chưa một lần được nhìn thấy bản đồ quy hoạch chi tiết dự án tỷ lệ 1/500 |
Cho đến thời điểm này (ngày 8/1/2013), quận Long Biên vẫn chưa công khai được bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 nút giao thông cầu Chui đến người dân theo đúng quy định GPMB. Khi hàng trăm nhân khẩu còn chưa biết đất thu hồi sẽ phục vụ cho hạng mục nào? Ngày 26/11/2012, Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên, Đỗ Huy Chiến đã ký văn bản số 337/KH-UBND về việc “Tiếp tục triển khai công tác GPMB thực hiện dự án Xây dựng Đường 5 kéo dài và ô quy hoạch trên địa bàn phường Đức Giang”.
Văn bản số 337/KH-UBND nêu rõ từ ngày 26 - 29/12/2012, sẽ ký và tống đạt Quyết định cưỡng chế; Từ ngày 30/12/2012 đến 19/1/2013, xây dựng kế hoạch và tổ chức xử lý hành chính (cưỡng chế thu hồi đất) đối với những hộ dân chưa nhận tiền đền bù, hỗ trợ tái định cư.
Nhận được văn bản 337/KH-UBND của quận Long Biên, 31 hộ dân tổ 1, phường Đức Giang đã làm đơn kiến nghị UBND quận Long Biên và Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn công khai minh bạch dự án. Tại buổi đối thoại diễn ra ngày 8/12/2012, giữa Lãnh đạo quận Long Biên, phường Đức Giang, Ban QLDA Hạ tầng Tả Ngạn tổ với tổ dân phố do Phó Chủ tịch quận Long Biên Đỗ Huy Chiến chủ trì, các hộ dân đề nghị cho xem bản đồ quy hoạch chi tiết 1/500 nút giao thông cầu Chui, nhưng không cơ quan nào đưa ra được bản đồ quy hoạch.
Các hộ dân cho rằng việc lên kế hoạch GPMB có nhiều khuất tất |
Thay vào đó, UBND quận Long Biên lại đưa ra Quyết định số 4503/QĐ - UBND ngày 10/10/2012, do Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Nguyễn Văn Khôi ký “Phê duyệt chỉ giới đường đỏ nút giao thông trung tâm quận Long Biên tỷ lệ 1/500” . Quyết định số 4503/QĐ - UBND vừa được ký ngày 10/10/2012, nhưng quận Long Biên đã thông báo thực hiện GPMB vào ngày 19/1/2013 là quá gấp gáp và không phù hợp.
Đến buổi tiếp xúc đoàn Đại biểu HĐND TP. Hà Nội diễn ra tại quận Long Biên ngày 18/12/2012, một lãnh đạo UBND quận Long Biên xác nhận sẽ có dự án mới triển khai tại tổ 1 phường Đức Giang, chứ không phải thuộc dự án Đường 5 kéo dài như đã được phê duyệt trước đây. Nếu đã là dự án mới, việc công khai Bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đến người dân lại càng cấp thiết hơn bao giờ hết nếu quận Long Biên muốn nhận được sự đồng thuận của người dân tổ 1, phường Đức Giang khi tiến hành GPMB.
Đại diện cho các hộ dân tổ 1, ông Nguyễn Thế Được, trú tại số 7, ngách 53/2, phố Ngô Gia Tự và là bố của liệt sĩ cho rằng, việc UBND quận Long Biên viện dẫn Quyết định số 2419/QĐ - UB ngày 29/9/2005 của UBND TP. Hà Nội về việc thu hồi 1.011.198m2 để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Đường 5 kéo dài thực chất chỉ nhằm mục đích thu hồi thêm phần diện tích ngoài dự án của người dân nhằm phục vụ cho dự án khác, Trong Quyết định số 16/2005/QĐ-UB ngày 7/2/2005, phê duyệt dự án trục đường cầu Chui - Đông Trù đã chỉ rõ giới hạn quy hoạch đường cầu Chui - Đông Trù phía Đông bắc giáp khu công nghiệp Đức Giang, phía Đông Nam giáp tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Phần diện tích 31 hộ dân tổ 1, phường Đức Giang đang sử dụng nằm ở bên này tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn nên việc đưa vào dự án Đường 5 kéo dài là không phù hợp.
Theo lời bà Vũ Thị Oanh, trú tại số nhà 35 phố Ngô Gia Tự, việc UBND quận Long Biên đưa phần diện tích đất mà 31 hộ dân tổ 1, phường Đức Giang vào dự án Đường 5 kéo dài là không đúng và đe dọa quyền lợi hợp pháp của công dân. Tất cả các hộ dân được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đều có địa chỉ, số nhà ở nằm trên đường Ngô Gia Tự nên những hộ dân tổ 1 phải nằm trong dự án cải tạo đường Quốc lộ 1A mới là đúng.
Trao đổi với PV ngày 6/1/2013, những người dân dân đang sinh sống tại tổ 1, phường Đức Giang yêu cầu UBND quận Long Biên và các cơ quan chức năng công bố bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để người dân nắm bắt đầy đủ thông tin dự án, trước khi tính đến phương án hỗ trợ, bồi thường, tái định cư theo quy định pháp luật.
Trong lúc UBND quận Long Biên chưa ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại liên quan đến việc GPMB, 31 hộ dân với hàng trăm nhân khẩu tổ 1, phường Đức Giang đề nghị UBND quận Long Biên tạm dừng kế hoạch cưỡng chế để những người dân nơi đây được yên bình đón Tết Quý Tỵ 2013, đừng đẩy người dân rơi vào cảnh lo âu đến mất cả Tết như lúc cưỡng chế đo đạc kiểm đếm đầu năm 2007.
Trao đổi với PV ngày 6/1/2013, những người dân dân đang sinh sống tại tổ 1, phường Đức Giang yêu cầu UBND quận Long Biên và các cơ quan chức năng công bố bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để người dân nắm bắt đầy đủ thông tin dự án, trước khi tính đến phương án hỗ trợ, bồi thường, tái định cư theo quy định pháp luật.
Trong lúc UBND quận Long Biên chưa ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại liên quan đến việc GPMB, 31 hộ dân với hàng trăm nhân khẩu tổ 1, phường Đức Giang đề nghị UBND quận Long Biên tạm dừng kế hoạch cưỡng chế để những người dân nơi đây được yên bình đón Tết Quý Tỵ 2013, đừng đẩy người dân rơi vào cảnh lo âu đến mất cả Tết như lúc cưỡng chế đo đạc kiểm đếm đầu năm 2007.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet