Hà Nội: Quỹ đất đủ đáp ứng quy hoạch
Hôm qua (5/4), phát biểu tại phiên làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 4 HĐND Thành phố khóa XIV, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo đã cho các đại biểu biết về tính khả thi của các quy hoạch đã được thông qua và khẳng định, Hà Nội có đủ quỹ đất và đã tính toán hợp lý nguồn vốn để thực hiện các quy hoạch.
Đáng chú ý, về quy hoạch phát triển công nghiệp Thủ đô, các ý kiến góp ý nhấn mạnh, việc phân tích đánh giá thực trạng công nghiệp Thủ đô cần sâu và toàn diện hơn nữa để có căn cứ vững chắc xây dựng các mục tiêu và giải pháp trong thời gian tới. Đề nghị UBND Thành phố tiếp tục hoàn thiện, chỉnh sửa quy hoạch trước khi thông qua chính thức, trong đó tiếp tục rà soát các khu công nghiệp, kể cả công nghiệp công nghệ cao; làm rõ hơn nữa việc định hướng phát triển các cụm công nghiệp làng nghề; trong định hướng phát triển các ngành, cần chú trọng xác định những ngành nào cần hạn chế phát triển; rà soát, điều chỉnh một số chỉ tiêu cho thống nhất với quy hoạch chung; tiếp tục bổ sung phần giải pháp cho sâu sắc hơn...Nghị quyết quy hoạch phát triển công nghiệp Hà Nội đã được HĐND Thành phố thông qua với tỷ lệ 89,5% tổng số đại biểu tán thành. Các đại biểu HĐND Thành phố cũng đã thông qua nghị quyết về phát triển thương mại Hà Nội với tỷ lệ 91,6% tán thành.
Quỹ đất Hà Nội có thể đáp ứng được quy hoạch
Trong phiên làm việc cuối cùng, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo đã tham gia giải trình, làm rõ thêm về 5 quy hoạch đã được thông qua.Về quy hoạch phát triển nông nghiệp, Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, nông nghiệp Thủ đô được định hướng trong quy hoạch là phát triển nền nông nghiệp đô thị, sinh thái, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao, hài hòa và bền vững với môi trường. Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến gắn với giết mổ, chế biến công nghiệp tập trung phục vụ thị trường Thủ đô, trong nước và xuất khẩu.
Để thực hiện quy hoạch, theo Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, vấn đề đặt ra lầ cần có sự tập trung nguồn lực, nhất là vốn và các chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Chính vì vậy, UBND Thành phố đã trình HĐND Thành phố một số chính sách hỗ trợ trước mắt nhằm khuyến khích dồn điền, đổi thửa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước hình thành và xây dựng vùng sản xuất hàng hóa lớn gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ noogn sản hàng hóa.
Về quy hoạch phát triển công nghiệp, Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, Hà Nội sẽ tập trung phát triển nhanh một số ngành công nghiệp cao có tính chất dẫn đường như: công nghệ thông tin, công nghiệp vật liệu mới, công nghệ chế tạo khuôn mẫu, các ngành sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao như công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm; Khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như cơ khí, điện tử… tạo thành mạng lưới vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty lớn.
Về quy hoạch thương mại, Thành phố tiếp tục giữ vai trò trung tâm thương mại, dịch vụ và du lịch lớn, tạo bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là các dịch vụ chất lượng cao, trình độ cao; đồng thời tập trung cải tạo, cấu trúc lại hệ thống bán lẻ. Xây dựng Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hóa bán buôn, thiết lập, củng cố phát triển các kênh phân phối hàng hóa theo hướng văn minh, hiện đại. Đây chính là điểm nhấn trong quy hoạch phát triển thương mại kỳ này.
Về quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục, mục tiêu của Hà Nội là xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp Thủ đô cả về quy mô và chất lượng, giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước và tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và quốc tế, góp phần thực hiện 3 nhiệm vụ chiến lược: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; Xây dựng xã hội học tập, tạo tiền đề phát triển nền kinh tế tri thức, phục vụ thiết thực yêu cầu công nghiệp hóa Thủ đô và đất nước.
Về quy hoạch phát triển hệ thống y tế, theo Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, cùng với việc phát triển hệ thống y tế hoàn chỉnh vừa phổ cập, vừa chuyên sâu đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, Hà Nội sẽ củng cố và nâng cấp toàn bộ hệ thống y tế cơ sở, phấn đấu mọi người được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao. Đồng thời, xây dựng Hà Nội là trung tâm công nghệ cao về y học của cả nước, phấn đấu bằng và vượt các nước trong khu vực về chất lượng, trình độ, kỹ thuật. Dự kiến đầu tư xây dựng các cụm trung tâm y tế đa khoa, những tổ hợp nghiên cứu khám chữa bệnh có tầm cỡ quốc tế tại các đô thị vệ tinh và các huyện ngoại thành.
Lo lắng của nhiều đại biểu về quỹ đất và nguồn vốn phục vụ cho việc thực hiện các quy hoạch trên đã được Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định, quỹ đất của Hà Nội có thể đáp ứng được các quy hoạch và nguồn vốn cho các quy hoạch cũng đã được cơ cấu theo các nguyên tắc pháp luật hiện hành, không hề tùy tiện, dựa trên cân đối thu ngân sách để phân bổ.
"Vốn cho các quy hoạch giai đoạn từ nay đến năm 2015 sẽ chỉ dành cho những công trình bức bách, ưu tiên, còn lại sẽ được bố trí trong giai đoạn 5 năm sau", Chủ tịch UBND Thành phố cho biết.Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND Thành phố Ngô Thị Doãn Thanh đã tổng kết lại chương trình kỳ họp và khẳng định, những nghị quyết chuyên đề được HĐND Thành phố thông qua là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý đầu tư, phát huy tiềm năng, thế mạnh, xây dựng, phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, giáo dục và đào tạo, y tế nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Thủ đô.
Chủ tịch HĐND Thành phố đề nghị, sau kỳ họp này, UBND Thành phố tiếp thu ý kiến của đại biểu HĐND, chỉ đạo, bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch, đề án, tổ chức triển khai thực hiện thật tốt, có hiệu quả các nghị quyết đã được ban hành.
Cùng với việc chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, UBND Thành phố cần quán triệt sâu rộng ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung từng nghị quyết đến các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân Thủ đô, nhằm tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao để thực hiện tốt quy hoạch.
Mục tiêu cụ thể phát triển thương mại Hà Nội từ nay đến năm 2020- Mục tiêu xuất nhập khẩu: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đạt bình quân 14 - 15%/năm giai đoạn 2011 - 2015, đạt 13 - 14%/năm giai đoạn 2016 - 2020; Đến năm 2020, sản phẩm chế biến chiếm 65%, dịch vụ chiếm 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố. |
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet