Là chủ đầu tư nhiều khu đô thị (KĐT) tầm cỡ, có KĐT còn được phong tặng danh hiệu “Khu đô thị kiểu mẫu” như KĐT Linh Đàm, quận Hoàng Mai, tuy nhiên, đằng sau sự hoành tráng của các KĐT này, các cư dân nhỏ tuổi thiếu trường học công lập, không gian cho trẻ vui chơi.

Chị Hoa, chủ căn hộ ở KĐT Pháp Vân – Tứ Hiệp không giấu được sự bức xúc: Khi mua nhà tại dự án này, tôi được HUD cho biết tại đây có đủ trường học từ Mầm non đến THCS, nhưng đến nay 2 con của tôi, một học tiểu học, một học THCS đều phải học trái tuyến tại thị trấn Văn Điển và xã Tam Hiệp của huyện Thanh Trì, hàng ngày đưa đón các cháu rất vất vả.

Cùng chung sự nhọc nhằn cho sự học hành của con cái như chị Hoa, anh Hoàng Dũng ở bán đảo Linh Đàm nói: “Tằn tiện, vay mượn của người thân tôi mới để đủ tiền mua một căn hộ mấy chục mét vuông nơi đây làm nơi “an cư”. Khi con tôi còn nhỏ, do không xin được vào trường mầm non công lập của phường Hoàng Liệt, vợ chồng tôi đã phải “bóp mồm, bóp miệng” gửi con vào trường tư thục. Đến nay, con tôi bắt đầu học tiểu học và cũng không xin được vào Trường Tiểu học Hoàng Liệt, vợ chồng tôi đã phải xin cho cháu học tại một trường tiểu học công lập của huyện Thanh Trì. Bởi, với mức thu nhập hơn chục triệu một chút của cả hai vợ chồng, chúng tôi không thể cho cháu học các trường tư thục được”.

Thiếu trường, thừa đất để hoang hoặc trông xe, rửa xe

Lý giải về vấn đề các cháu trong độ tuổi đến trường, sinh sống tại các KĐT trên địa bàn nhưng phải hoặc học tại các trường tư thục, hoặc “học nhờ” phường, xã khác, ông Nguyễn Quang Sáng – Phó chủ tịch UBD phường Hoàng Liệt cho biết: Phường Hoàng Liệt hiện mới có 1 trường tiểu học, 1 trường THCS, 1 trường mầm non công lập và một số trường mầm non tư thục với sức chứa khoảng 570 cháu cho trường mầm non công lập, 1.100 cháu cho trường tiểu học và 1.200 cháu cho trường THCS.

Trong khi đó, số dân sinh sống trên đại bàn khoảng 37.000, gấp đôi so với thời điểm “lên” phường (năm 2003), nhưng trường học không được mở mang; 37/56 tổ dân phố là KĐT, không có trường học công lập nên các trường công lập của phường chỉ đáp ứng được khoảng 40% số cháu trong độ tuổi đến lớp, mặc dù có lớp lên tới 58 cháu. “Ví dụ, trong năm học 2013 – 2014, theo thống kê, các cháu ở độ tuổi vào học lớp 1 trên địa bàn khoảng 600 cháu”, ông Sáng dẫn chứng.

“Theo quy hoạch, tại KĐT Bán đảo Linh Đàm và KĐT Pháp Vân – Tứ Hiệp có nhiều lô đất xây dựng trường học như: A8-NT1, diện tích 2.159m2 tại Bán đảo Linh Đàm làm trường mầm non; B1-3-NT3, diện tích 14.000m2 và B1-3-NT2, 10.870m2 tại KĐT Pháp Vân – Tứ Hiệp xây trường tiểu học và THCS; … nhưng đến nay chưa có một trường nào được xây dựng”, ông Sáng cho biết thêm.

KĐT kiểu mẫu thiếu trường học cho các con em sinh sống trong KĐT
nhưng còn nhiều những khu đất dành cho việc trông giữ và rửa, sửa chữa ô tô như thế này

“Đa số các hộ dân sống tại KĐT phải cho con học tại các trường tư thục với mức phí trung bình trên 2 triệu đồng/tháng, một khoản không nhỏ so với mặt bằng thu nhập".

"Chúng tôi đã đề nghị thành phố sớm thu hồi các khu đất ngày để xây dựng trường công lập, giảm tải cho các trường công lập hiện có, giảm gánh nặng chi phí cho người dân”, ông Nguyễn Thế Hùng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Hoàng Liệt kiên quyết.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME