Mặc dù vậy, các quy hoạch phân khu này cũng chưa thể được phê duyệt khi đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch chung) chưa ngã ngũ.

Vẫn chờ quy hoạch chung

Trong thời gian chờ đợi đồ án quy hoạch chung được phê duyệt, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng triển khai những công việc có thể liên quan, nhằm chuẩn bị cho việc triển khai đồ án quy hoạch chung sau này. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo Thủ tướng và Bộ Xây dựng về việc tổ chức lập đề án quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết làm cơ sở lập quy hoạch kiến trúc, hạ tầng đô thị và triển khai các dự án đầu tư, Sơ Quy hoạch - Kiến trúc (QH - KT) và Viện Quy hoạch Xây dựng đã lập 17 nhiệm vụ quy hoạch phân khu. Cụ thể, khu vực Bắc sông Hồng có 11 quy hoạch phân khu và Nam sông Hồng là 6 phân khu.

Sở QH - KT đang nghiên cứu phương án phân khu đô thị lõi. Tuy nhiên, phần quy hoạch đô thị lõi đã tương đối ổn định do vậy Sở tập trung nghiên cứu quy hoạch phân khu từ vành đai 4 trở vào.

Đối với các đô thị vệ tinh như Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Minh, Phú Xuyên sẽ phải lập quy hoạch chung đô thị rồi mới lập quy hoạch phân khu. Ông Dương Tuấn, Phó Giám đốc Sở QH - KT cho biết, mặc dù việc phê duyệt nhiệm vụ các quy hoạch phân khu "đi cùng" với nhiệm vụ quy hoạch chung, nhưng để phê duyệt đồ án Thành phố vẫn phải chờ quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Không hạn chế quy mô

Về cơ bản, quy hoạch phân khu trong đồ án quy hoạch chung không bị hạn chế bởi quy mô, và không hạn chế danh giới địa giới hành chính của từng quận, huyện mà căn cứ vào tính chất đô thị, địa hình để lập quy hoạch. Quy hoạch chung sau khi mở rộng có những điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với yêu cầu, mục tiêu mới như quy mô phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật, cây xanh cảnh quan, hành lang bảo vệ…

Đơn cử, trước đây, khu vực sông Nhuệ không đề cập đến vành đai xanh, nhưng trong quá trình xác lập đồ án quy hoạch chung đã đề xuất cả một vùng xanh lớn và các dự án xung quanh sông Nhuệ buộc phải điều chỉnh lại quy hoạch trong đó phần diện tích dành cho vành đai là rất lớn. Sau khi tiến hành rà soát các đồ án, dự án trên địa bàn, Sở QH - KT cũng đã đưa ra danh sách 16 đồ án, dự án phải tạm dừng để chờ quy hoạch phân khu.

Trả lời cho câu hỏi, các quy hoạch phân khu đã được Thành phố duyệt đề bài sẽ có tác dụng gì trong thời điểm hiện nay khi quy hoạch chung chưa được phê duyệt, ông Dương Tuấn cho biết: "Các chủ đầu tư có thể căn cứ vào những đề bài này để lập và trình duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết. Việc khớp nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của các đồ án, dự án đều phải chờ quy hoạch phân khu".

Danh sách 25 phân khu

Đối với đô thị trung tâm có 25 phân khu phải lập quy hoạch:

Khu vực quy hoạch ổn định (H1, N10) là khu vực nội đô Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai và một phần các quận Tây Hồ, Long Biên, Hai Bà Trưng.

Khu vực nội đô có biến động (ký hiệu H2): là khu vực từ vành đai 2 đến vành đai sông Nhuệ gồm các huyện Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Trì.

Khu vực chuỗi đô thị phía Đông vành đai 4 (khu vực Nam Sông hồng): S1, S2, S3, S4, S5, GS. Viện quy hoạch kiến trúc đã lập và duyệt 6 nhiệm vụ quy hoạch phân khu là S1, S2, S3, S4, S5, GS

Khu vực chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng: N1, N2, N3, N4, N5, N6, N7, N8, N9, N11, GN. Viện quy hoạch đã trình và duyệt 11 nhiệm vụ phân khu N1, N2, N3, N4, N5, N6, N7, N8, N9, N11, GN.

Khu vực dự án sông Hồng R1, R2, R3, R4, R6 thực hiện theo dự án riêng.

Khu vực sông Đuống R5: thực hiện theo dự án riêng

(Theo KTĐT)


- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME