Bà Rịa - Vũng Tàu: Vướng mắc đất đai làm khổ nhà đầu tư
Trong các buổi tiếp xúc giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương, không ít nhà đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã phàn nàn về những vướng mắc liên quan tới thủ tục đất đai.
Thực tế cho thấy, do gặp khó về thủ tục đất đai và giải phóng mặt bằng, có khoảng 3/4 số dự án du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu bị chậm triển khai.
Nhiều doanh nghiệp bức xúc về việc tính tiền thuê đất theo giá thị trường khiến chi phí đầu tư vào dự án tăng cao, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn đã đẩy doanh nghiệp vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Lý do là, khi lập dự án đầu tư, các chi phí, trong đó bao gồm phí thuê đất đã được dự toán trước, luận chứng kinh tế khả thi phải làm lại từ đầu, nhiều nhà đầu tư cân nhắc dấn thân tiếp hay dừng lại.
Cụ thể, Công ty Skybrigde Intercontinental Development Corporation (Hoa Kỳ), chủ đầu tư Dự án Trung tâm Hội nghị triển lãm và du lịch quốc tế Dragon Sea tại khu vực Chí Linh - Cửa Lấp (phường 11, TP. Vũng Tàu) cho biết, Dự án đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 2/2010 với tổng diện tích 43 ha, tổng vốn đầu tư hơn 900 triệu USD. Về cơ bản, Dự án đã hoàn thành đo vẽ, khảo sát địa chính, địa hình, lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường và chờ phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Tuy nhiên, chủ đầu tư đang gặp khó khăn do việc tính và áp giá tiền thuê đất mỗi năm khác nhau và theo chiều hướng tăng rất nhiều.
Đại diện Công ty cổ phần Du lịch Bình An, chủ đầu tư Dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp Bình Châu - Phước Bửu tại xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) cho biết, Công ty được giao khoảng 8 ha đất ven biển với giá trị tiền thuê đất hơn 30 tỷ đồng, tức hơn 400.000 đồng/m2. Giá đất trên được khảo sát tại trung tâm dân cư và chợ Bình Châu (vị trí 1, khu vực 1), trong khi Dự án lại nằm ở vị trí 3, khu vực 1. Ngoài ra, việc tính giá đất theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP là chưa phù hợp, vì hiện nay, khu vực này thuộc quyền quản lý của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, không có chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nên không có biến động nhiều về giá đất.
Kết quả giám sát mới đây của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cho thấy, nhiều doanh nghiệp khác đang vướng về giá thuê đất. Chẳng hạn, trường hợp của CTCP Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo hiện thuê 3 khu đất tại TP. Vũng Tàu, trong đó có khu đất trên đường Trần Phú, phường 5, ký hợp đồng thuê đất từ năm 1998. Công ty đang được hướng dẫn thuê khu đất tại đường Trần Phú theo giá mới mà không được xem xét tính liên tục trong sử dụng đất. Hai khu đất còn lại chưa được xác định giá thuê đất, nên CTCP Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo không biết phải nộp tiền sử dụng đất theo giá nào.
Dự án Khu du lịch Hồ Tràm Ô Cấp Resort của Công ty TNHH Ô Cấp Đại Dương, tại Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc) là một ví dụ. Dự án có tổng diện tích đất 2,8 ha, được UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư từ tháng 6/2011 và được thỏa thuận địa điểm trong tháng 7/2011. Ngay sau đó, chủ đầu tư đã hoàn tất các nghĩa vụ tài chính, giải phóng mặt bằng. Tháng 3/2012, khi chủ đầu tư nộp hồ sơ, thì Sở Tài nguyên và Môi trường lại “treo” hồ sơ vì quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn 2011 - 2016 chưa được thông qua. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, dự án này phải chờ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020. Chưa biết đến bao giờ quy hoạch này được phê duyệt.
Ông Hoàng Huy Hiển, Tổng giám đốc CTCP Phát triển nhà Ô Cấp cho biết, từ năm 2003, công ty này thực hiện các dự án nhà ở tại huyện Long Điền gồm: Khu nhà ở bán trả góp; Khu nhà ở Nam Hoa và khu dân cư số 1 - Tây Nam thị trấn Long Điền. Năm 2004 đến nay, CTCP Phát triển nhà Ô Cấp nhiều lần gửi băn bản kiến nghị UBND tỉnh và UBND huyện Long Điền, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đề nghị hướng dẫn đơn vị tiến hành các thủ tục theo quy định nhưng đến nay vẫn chưa được hỗ trợ.
Khó khăn của CTCP Phát triển nhà Ô Cấp là thủ tục liên quan đến một số thửa đất lẻ của người dân cũng đã đền bù xong, nhưng chưa sang tên được, vì các chủ cũ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cạnh đó, còn khoảng 15,12% diện tích đất vẫn chưa giải tỏa được do các chủ đất không hợp tác… Cũng do chưa thu hồi được hết đất, CTCP Phát triển nhà Ô Cấp không thể triển khai xây dựng được hệ thống thoát nước dọc theo dự án, nhằm thu gom nước cho khu vực Tây Nam thị trấn Long Điền…
Hiện còn không ít dự án khác đang bị vướng về thủ tục đất đai ở các giai đoạn khác nhau. Thực trạng trên đòi hỏi Bà Rịa - Vũng Tàu cần có những giải pháp quyết liệt để giải quyết dứt điểm những “nỗi khổ đất đai” cho các nhà đầu tư.
Khó do giá đất
Mới đây nhất, “đốt cháy” buổi tọa đàm sáng 17/10 do Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức với sự tham dự của đại diện các sở, ngành và khoảng 40 đơn vị kinh doanh du lịch, nhà đầu tư trong và ngoài nước, vẫn là các vấn đề về thủ tục đất đai, tiền thuê đất.Nhiều doanh nghiệp bức xúc về việc tính tiền thuê đất theo giá thị trường khiến chi phí đầu tư vào dự án tăng cao, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn đã đẩy doanh nghiệp vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Lý do là, khi lập dự án đầu tư, các chi phí, trong đó bao gồm phí thuê đất đã được dự toán trước, luận chứng kinh tế khả thi phải làm lại từ đầu, nhiều nhà đầu tư cân nhắc dấn thân tiếp hay dừng lại.
Nhiều dự án du lịch ven biển tại Bà Rịa - Vũng Tàu chậm tiến độ một phần do khó khăn về thủ tục đất đai. Ảnh: Đức Thanh |
Cụ thể, Công ty Skybrigde Intercontinental Development Corporation (Hoa Kỳ), chủ đầu tư Dự án Trung tâm Hội nghị triển lãm và du lịch quốc tế Dragon Sea tại khu vực Chí Linh - Cửa Lấp (phường 11, TP. Vũng Tàu) cho biết, Dự án đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 2/2010 với tổng diện tích 43 ha, tổng vốn đầu tư hơn 900 triệu USD. Về cơ bản, Dự án đã hoàn thành đo vẽ, khảo sát địa chính, địa hình, lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường và chờ phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Tuy nhiên, chủ đầu tư đang gặp khó khăn do việc tính và áp giá tiền thuê đất mỗi năm khác nhau và theo chiều hướng tăng rất nhiều.
Đại diện Công ty cổ phần Du lịch Bình An, chủ đầu tư Dự án Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cao cấp Bình Châu - Phước Bửu tại xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) cho biết, Công ty được giao khoảng 8 ha đất ven biển với giá trị tiền thuê đất hơn 30 tỷ đồng, tức hơn 400.000 đồng/m2. Giá đất trên được khảo sát tại trung tâm dân cư và chợ Bình Châu (vị trí 1, khu vực 1), trong khi Dự án lại nằm ở vị trí 3, khu vực 1. Ngoài ra, việc tính giá đất theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP là chưa phù hợp, vì hiện nay, khu vực này thuộc quyền quản lý của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, không có chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nên không có biến động nhiều về giá đất.
Kết quả giám sát mới đây của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cho thấy, nhiều doanh nghiệp khác đang vướng về giá thuê đất. Chẳng hạn, trường hợp của CTCP Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo hiện thuê 3 khu đất tại TP. Vũng Tàu, trong đó có khu đất trên đường Trần Phú, phường 5, ký hợp đồng thuê đất từ năm 1998. Công ty đang được hướng dẫn thuê khu đất tại đường Trần Phú theo giá mới mà không được xem xét tính liên tục trong sử dụng đất. Hai khu đất còn lại chưa được xác định giá thuê đất, nên CTCP Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo không biết phải nộp tiền sử dụng đất theo giá nào.
Vướng thủ tục đất đai
Kết quả giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cho thấy nhiều dự án chậm triển khai do vướng thủ tục đất đai.Dự án Khu du lịch Hồ Tràm Ô Cấp Resort của Công ty TNHH Ô Cấp Đại Dương, tại Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc) là một ví dụ. Dự án có tổng diện tích đất 2,8 ha, được UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư từ tháng 6/2011 và được thỏa thuận địa điểm trong tháng 7/2011. Ngay sau đó, chủ đầu tư đã hoàn tất các nghĩa vụ tài chính, giải phóng mặt bằng. Tháng 3/2012, khi chủ đầu tư nộp hồ sơ, thì Sở Tài nguyên và Môi trường lại “treo” hồ sơ vì quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn 2011 - 2016 chưa được thông qua. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, dự án này phải chờ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020. Chưa biết đến bao giờ quy hoạch này được phê duyệt.
Ông Hoàng Huy Hiển, Tổng giám đốc CTCP Phát triển nhà Ô Cấp cho biết, từ năm 2003, công ty này thực hiện các dự án nhà ở tại huyện Long Điền gồm: Khu nhà ở bán trả góp; Khu nhà ở Nam Hoa và khu dân cư số 1 - Tây Nam thị trấn Long Điền. Năm 2004 đến nay, CTCP Phát triển nhà Ô Cấp nhiều lần gửi băn bản kiến nghị UBND tỉnh và UBND huyện Long Điền, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đề nghị hướng dẫn đơn vị tiến hành các thủ tục theo quy định nhưng đến nay vẫn chưa được hỗ trợ.
Khó khăn của CTCP Phát triển nhà Ô Cấp là thủ tục liên quan đến một số thửa đất lẻ của người dân cũng đã đền bù xong, nhưng chưa sang tên được, vì các chủ cũ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cạnh đó, còn khoảng 15,12% diện tích đất vẫn chưa giải tỏa được do các chủ đất không hợp tác… Cũng do chưa thu hồi được hết đất, CTCP Phát triển nhà Ô Cấp không thể triển khai xây dựng được hệ thống thoát nước dọc theo dự án, nhằm thu gom nước cho khu vực Tây Nam thị trấn Long Điền…
Hiện còn không ít dự án khác đang bị vướng về thủ tục đất đai ở các giai đoạn khác nhau. Thực trạng trên đòi hỏi Bà Rịa - Vũng Tàu cần có những giải pháp quyết liệt để giải quyết dứt điểm những “nỗi khổ đất đai” cho các nhà đầu tư.
(Theo Đầu tư)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet