GPBM Khu Công nghệ cao Tp.HCM - Quyết định kết quả thu hút đầu tư
Theo Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (CNC) Tp.HCM đã tổ chức hội thảo đánh giá công tác GPMB, tái định cư và đầu tư xây dựng sau 10 năm đi vào hoạt động.
>>Chậm GPMB Khu Công nghệ cao Tp.HCM - Lãng phí hàng ngàn tỷ đồng
Qua đây cho thấy công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và tái định cư được xác định là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả thu hút đầu tư vào Khu CNC.
Thực tế công tác đền bù giải tỏa thuộc dự án đầu tư xây dựng Khu CNC được triển khai từ năm 2002, ảnh hưởng đến hơn 3.000 hộ dân, gần 13.000 nhân khẩu của 5 phường (Tân Phú, Hiệp Phú, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B) phải di dời, chuyển nơi ở đến các khu tái định cư. Tuy nhiên, công tác đền bù giải tỏa chưa bao giờ là việc dễ dàng, đặc biệt đối với dự án Khu CNC, một dự án còn khá mới mẻ chưa được nhiều người dân quan tâm vào thời điểm đó.
Ông Lê Thành Đại, Phó Trưởng Ban Khu CNC cho biết, sau nhiều lần được thành phố gia hạn, tính đến giữa năm 2012, Khu CNC chỉ mới giải tỏa - thu hồi 767,25 ha/801 ha (đạt 95,78%), dù theo quy định của dự án, công tác đền bù đã phải hoàn thành từ năm 2005.
Tuy nhiên, song song với những việc làm đã làm được, ông Đại cho biết thêm: Có khoảng thời gian Khu CNC không có kế hoạch xác định thu hồi đất theo trọng điểm một cách dài hơi và thu hồi đất tràn lan nên tuy số lượng thu hồi cao tuy nhiên lại xảy ra tình trạng “đất da beo”, không có đất sạch cho từng phân khu quy hoạch. Đồng thời, đất sau khi được bàn giao cũng chưa có phương án bảo vệ, xảy ra tình trạng người đã giao đất nhưng không di dời, hoặc người dân từ nơi khác đến chiếm dụng, sử dụng trái phép…
Và cũng từ thực tế này, Ban Quản lý Khu CNC khẳng định trong công tác giải phóng mặt bằng cần làm tốt công tác tái định cư, công tác cộng đồng, chăm lo đời sống của người dân sau khi di dời. Cần phải tiếp tục có sự gắn kết giữa chính quyền địa phương, đoàn thể và của Khu CNC để chăm lo tốt hơn nữa, đặc biệt trong việc tạo công ăn việc làm cho các con em người dân nơi đây…
Ông Lê Thành Đại cho rằng cần đẩy mạnh hoạt động của các nhà đầu tư trong Khu CNC, nâng cao và nhanh chóng sử dụng hết diện tích đất đã thu hồi để làm “gương” cho công tác vận động nhân dân và cho thấy sự hy sinh của người dân được đền đáp vì lợi ích của đất nước và của thành phố.
Còn ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Khu CNC nhận xét, hệ quả của sự chậm trễ kể trên một phần xuất phát từ việc chúng ta không quen hoặc sợ thực hiện các giải pháp không nằm trong các quy định của pháp luật, từ đó thiếu nhạy bén trong việc tìm ra các giải pháp hay.
Ông Quốc nhấn mạnh khi đặt lên vai trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, tất cả cán bộ công chức Khu CNC cần có cái nhìn đầy đủ hơn về công tác này. Từ đây phải đúc kết những bài học thực tế để phục vụ triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư giai đoạn 2 của Khu CNC hiện hữu và Công viên KH-CN của Khu CNC hiệu quả hơn.
Qua đây cho thấy công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất và tái định cư được xác định là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả thu hút đầu tư vào Khu CNC.
Một góc Khu Công nghệ cao hôm nay. Ảnh: T.Ba |
10 năm miệt mài
Tại Hội thảo cho thấy, sự chậm trễ trong công tác thu hồi đất đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án hạ tầng, đặc biệt trong những năm đầu tiên - có những dự án hầu như vướng thu hồi đất nhưng vẫn được chuẩn bị đầu tư, thậm chí phải có quyết định đầu tư, ký hợp đồng với đơn vị thi công, sau đó đình trệ, điều này gây ra tình trạng kéo dài dự án, điều chỉnh dự án liên tục, tạm ứng tiền cho nhà thầu mà không thể thi công được, gây tình trạng chiếm dụng vốn và tạo thành nợ khó đòi…Thực tế công tác đền bù giải tỏa thuộc dự án đầu tư xây dựng Khu CNC được triển khai từ năm 2002, ảnh hưởng đến hơn 3.000 hộ dân, gần 13.000 nhân khẩu của 5 phường (Tân Phú, Hiệp Phú, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B) phải di dời, chuyển nơi ở đến các khu tái định cư. Tuy nhiên, công tác đền bù giải tỏa chưa bao giờ là việc dễ dàng, đặc biệt đối với dự án Khu CNC, một dự án còn khá mới mẻ chưa được nhiều người dân quan tâm vào thời điểm đó.
Ông Lê Thành Đại, Phó Trưởng Ban Khu CNC cho biết, sau nhiều lần được thành phố gia hạn, tính đến giữa năm 2012, Khu CNC chỉ mới giải tỏa - thu hồi 767,25 ha/801 ha (đạt 95,78%), dù theo quy định của dự án, công tác đền bù đã phải hoàn thành từ năm 2005.
Tuy nhiên, song song với những việc làm đã làm được, ông Đại cho biết thêm: Có khoảng thời gian Khu CNC không có kế hoạch xác định thu hồi đất theo trọng điểm một cách dài hơi và thu hồi đất tràn lan nên tuy số lượng thu hồi cao tuy nhiên lại xảy ra tình trạng “đất da beo”, không có đất sạch cho từng phân khu quy hoạch. Đồng thời, đất sau khi được bàn giao cũng chưa có phương án bảo vệ, xảy ra tình trạng người đã giao đất nhưng không di dời, hoặc người dân từ nơi khác đến chiếm dụng, sử dụng trái phép…
Cần làm tốt công tác tái định cư
Được biết, trong gần 10 năm, thành phố đã cấp 3.495 tỷ đồng (trên tổng số vốn dự kiến 3.938 tỷ - 98%) cho công tác này và kết quả đã thu hồi gần 97% diện tích đất như đã nói trên. Trải qua 10 năm xây dựng và phát triển Khu CNC, từ những khó khăn rất lớn ban đầu, với hàng ngàn hộ dân, địa hình phức tạp, điều kiện đầu tư còn nhiều khó khăn nhưng những kết quả đạt được đã chứng minh hướng đi đúng trong chủ trương đầu tư xây dựng và phát triển KH-CN, thực hiện đầu tư tập trung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu với chất lượng cao.Và cũng từ thực tế này, Ban Quản lý Khu CNC khẳng định trong công tác giải phóng mặt bằng cần làm tốt công tác tái định cư, công tác cộng đồng, chăm lo đời sống của người dân sau khi di dời. Cần phải tiếp tục có sự gắn kết giữa chính quyền địa phương, đoàn thể và của Khu CNC để chăm lo tốt hơn nữa, đặc biệt trong việc tạo công ăn việc làm cho các con em người dân nơi đây…
Ông Lê Thành Đại cho rằng cần đẩy mạnh hoạt động của các nhà đầu tư trong Khu CNC, nâng cao và nhanh chóng sử dụng hết diện tích đất đã thu hồi để làm “gương” cho công tác vận động nhân dân và cho thấy sự hy sinh của người dân được đền đáp vì lợi ích của đất nước và của thành phố.
Còn ông Lê Hoài Quốc, Trưởng Ban Khu CNC nhận xét, hệ quả của sự chậm trễ kể trên một phần xuất phát từ việc chúng ta không quen hoặc sợ thực hiện các giải pháp không nằm trong các quy định của pháp luật, từ đó thiếu nhạy bén trong việc tìm ra các giải pháp hay.
Ông Quốc nhấn mạnh khi đặt lên vai trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, tất cả cán bộ công chức Khu CNC cần có cái nhìn đầy đủ hơn về công tác này. Từ đây phải đúc kết những bài học thực tế để phục vụ triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư giai đoạn 2 của Khu CNC hiện hữu và Công viên KH-CN của Khu CNC hiệu quả hơn.
Để công tác đầu tư hạ tầng được thuận tiện hơn, Ban Quản lý Khu CNC kiến nghị: Ưu tiên bố trí vốn ngân sách thành phố cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật của giai đoạn 2 đồng thời kiến nghị và trình Chính phủ chấp thuận ngân sách Trung ương tiếp tục hỗ trợ theo tỷ lệ 30% như đã hỗ trợ ở giai đoạn 1. Cho phép thực hiện các phương thức huy động vốn theo từng dự án trọng điểm và với nhiều hình thức phù hợp như: giao nhất thô cho các nhà đầu tư, đầu tư xây dựng các khu Bảo thuế, khu hỗ trợ - dịch vụ, khu nhà ở chuyên gia nhằm đảm bảo cho Ban Quản lý Khu CNC có thể triển khai cùng lúc nhiều dự án thành phần thông qua nhiều kênh huy động vốn khác nhau, giảm áp lực chi trực tiếp từ ngân sách và cũng là rút ngắn được tiến độ triển khai, thời gian hoàn thành đầu tư xây dựng giai đoạn 2… |
(Theo SGGP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet