Giao dịch thép "ngủ đông"
Các công trình xây dựng đang "đóng băng" do nguồn vốn khó khăn đã đẩy thị trường thép vào chỗ ế ẩm. Hàng tồn kho nhiều, thiếu người mua, nhiều doanh nghiệp thép phải chuyển hướng hoạt động.
Ông Phan Vũ Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương tín (Sacom-STE) cho biết, hiện lượng thép “tồn kho” tại sàn giao dịch Sacom – STE đang ở mức cực lớn, khoảng 100 ngàn tấn, do sức tiêu thụ thép giảm rất mạnh, không người mua.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online sáng nay 18-6, ông Hùng nhận định, nguyên nhân của sự đìu hiu tại sàn giao dịch thép là lãi suất ngân hàng quá cao, nhiều dự án xây dựng rơi vào trạng thái đóng băng, kéo theo sự sụt giảm lượng thép tiêu thụ, giảm đến 90% so với năm 2010.
Ông Hùng cho hay đối với thép công nghiệp, hiện mức tiêu thụ qua sàn Sacom-STE mỗi tuần chỉ dao động trong khoảng 5-7 ngàn tấn, quá ít so với khả năng cung ứng, từ đó đẩy các doanh nghiệp sản xuất thép công nghiệp và doanh nghiệp thương mại ngành thép vào tình thế cực kỳ bi đát vì phải ôm lượng hàng tồn kho quá lớn.
Theo ông Hùng, ngay cả những nhà máy chuyên sản xuất thép ống, thép công nghiệp qui mô lớn như Hữu Liên, Á Châu, Nguyễn Minh, Việt Thành có giao dịch qua sàn Sacom – STE, cũng buộc phải bán tháo nguyên liệu trong kho để cắt lỗ hơn còn hơn là sản xuất ra thép thành phẩm mà không bán được. Họ chỉ mua nguyên liệu để sản xuất khi có đơn đặt hàng, không sản xuất tồn hàng để chờ bán nữa.
Còn các doanh nghiệp làm thương mại sản phẩm thép công nghiệp như Công ty Kỳ Đồng, An Tuấn, Nam Việt hay Việt Kim cũng đã quyết định lùi về trạng thái “ngủ đông”, dành vốn gởi ngân hàng với lãi suất 18-19% để lấy tiền trả lương nhân viên nhằm bám trụ qua thời điểm đóng băng của thị trường thép.
“Giao dịch thép bắt đầu rơi vào tình trạng ngủ đông kể từ đầu tháng 3 đến nay, mỗi ngày doanh nghiệp thương mại thép không bán nổi 300 tấn, nếu so với lượng bán ra hàng chục ngàn tấn mỗi ngày trước đây thì sức mua hiện nay sụt giảm quá khủng khiếp, nguy cơ phá sản của những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép rất dễ xảy ra”, ông Hùng nhận định.
Ông Hùng còn cho biết thêm, hiện khu vực phía Nam có trên dưới 10 doanh nghiệp thương mại thép công nghiệp đã chuyển sang kinh doanh nông sản và các sản phẩm khác, chẳng hạn như Công ty thép Thiên Phú ở Bình Dương.
Trong khi đó, bà Đoàn Thị Bích Hảo, Phó giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (trước đây là Sàn giao dịch hàng hóa Triệu Phong) cho hay, mặc dù đã chuẩn bị sẵn sàng kho bãi, hệ thống thiết bị từ lâu để mở thêm sàn giao dịch thép, nhưng doanh nghiệp đành phải hoãn kế hoạch, đợi đến tháng 9 mới khai trương bởi tình trạng đóng băng của thị trường thép thời gian gần đây.
“90% đơn vị mua thép thương mại đều sử dụng vốn vay, nhưng mức tín dụng cao quá nên không ai dám vay, do đó không có đủ tiền để mua thép. Nếu mở sàn giao dịch bây giờ thì càng giao dịch càng lỗ mà thôi”, bà Hảo cho biết qua trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online sáng ngày 18/6.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online sáng nay 18-6, ông Hùng nhận định, nguyên nhân của sự đìu hiu tại sàn giao dịch thép là lãi suất ngân hàng quá cao, nhiều dự án xây dựng rơi vào trạng thái đóng băng, kéo theo sự sụt giảm lượng thép tiêu thụ, giảm đến 90% so với năm 2010.
Ông Hùng cho hay đối với thép công nghiệp, hiện mức tiêu thụ qua sàn Sacom-STE mỗi tuần chỉ dao động trong khoảng 5-7 ngàn tấn, quá ít so với khả năng cung ứng, từ đó đẩy các doanh nghiệp sản xuất thép công nghiệp và doanh nghiệp thương mại ngành thép vào tình thế cực kỳ bi đát vì phải ôm lượng hàng tồn kho quá lớn.
Theo ông Hùng, ngay cả những nhà máy chuyên sản xuất thép ống, thép công nghiệp qui mô lớn như Hữu Liên, Á Châu, Nguyễn Minh, Việt Thành có giao dịch qua sàn Sacom – STE, cũng buộc phải bán tháo nguyên liệu trong kho để cắt lỗ hơn còn hơn là sản xuất ra thép thành phẩm mà không bán được. Họ chỉ mua nguyên liệu để sản xuất khi có đơn đặt hàng, không sản xuất tồn hàng để chờ bán nữa.
Còn các doanh nghiệp làm thương mại sản phẩm thép công nghiệp như Công ty Kỳ Đồng, An Tuấn, Nam Việt hay Việt Kim cũng đã quyết định lùi về trạng thái “ngủ đông”, dành vốn gởi ngân hàng với lãi suất 18-19% để lấy tiền trả lương nhân viên nhằm bám trụ qua thời điểm đóng băng của thị trường thép.
“Giao dịch thép bắt đầu rơi vào tình trạng ngủ đông kể từ đầu tháng 3 đến nay, mỗi ngày doanh nghiệp thương mại thép không bán nổi 300 tấn, nếu so với lượng bán ra hàng chục ngàn tấn mỗi ngày trước đây thì sức mua hiện nay sụt giảm quá khủng khiếp, nguy cơ phá sản của những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép rất dễ xảy ra”, ông Hùng nhận định.
Ông Hùng còn cho biết thêm, hiện khu vực phía Nam có trên dưới 10 doanh nghiệp thương mại thép công nghiệp đã chuyển sang kinh doanh nông sản và các sản phẩm khác, chẳng hạn như Công ty thép Thiên Phú ở Bình Dương.
Trong khi đó, bà Đoàn Thị Bích Hảo, Phó giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (trước đây là Sàn giao dịch hàng hóa Triệu Phong) cho hay, mặc dù đã chuẩn bị sẵn sàng kho bãi, hệ thống thiết bị từ lâu để mở thêm sàn giao dịch thép, nhưng doanh nghiệp đành phải hoãn kế hoạch, đợi đến tháng 9 mới khai trương bởi tình trạng đóng băng của thị trường thép thời gian gần đây.
“90% đơn vị mua thép thương mại đều sử dụng vốn vay, nhưng mức tín dụng cao quá nên không ai dám vay, do đó không có đủ tiền để mua thép. Nếu mở sàn giao dịch bây giờ thì càng giao dịch càng lỗ mà thôi”, bà Hảo cho biết qua trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online sáng ngày 18/6.
(Theo TBKTSG)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet