Bong bóng bất động sản đáng sợ ở Trung Quốc
Ủy ban Cải cách phát triển quốc gia Trung quốc vừa cho biết: chỉ số giá bất động sản bình quân trong cả nước trên 70 tỉnh thành của Trung Quốc trong tháng 1 đã tăng đến 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bắt đầu từ tháng 6 năm ngoái, chỉ số giá bất động sản bắt đầu tăng theo cấp số nhân, đến thời điểm này, chỉ số tăng đã gần tiến sát đến con số 10%.
Các khu đất nằm trong quần thể quy hoạch du lịch nghỉ dưỡng ở thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam có mức tăng gần 30%, và đang được chính phủ nước này cảnh báo về tình hình “bong bóng” bất động sản. Tuy nhiên thị trường dường như cũng đang có dấu hiệu biến chuyển khi chính phủ Trung Quốc quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát giá cả.
“Nếu không mua ngay bây giờ, thì sau này không thể mua được nữa”, một phụ nữ đã mua một căn hộ vào khoảng tháng 10 năm ngoái ở thành phố Bắc Kinh cho biết lý do tại sao cô quyết định mua nhà. Vị trí khu căn hộ năm ở khu ngoại ô phía đông cách không xa trung tâm thành phố, căn hộ rộng 65m2.
Vào thời điểm mua căn hộ, giá của nó đã khoảng 900.000 Tệ (khoảng 2,44 tỉ VND), và giá bây giờ là 1,3 triệu Tệ (khoảng 3,5 tỉ VND), sau 3 tháng giá đã tăng đến hơn 40%. “Quả là một quyết định đúng đắn ở thời điểm tôi mua nó đó”, cô thốt lên với vẻ rất mãn nguyện.
Giá bất động sản Trung Quốc đang tiếp tục tăng với tính chất “bong bóng” trên khắp cả nước. Riêng ở Bắc Kinh, chỉ số giá bất động sản tháng 1 đã tăng đến 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Các khu “đất vàng” được giao dịch trong các cuộc đấu thầu gần đây cũng đạt được các mức giá kỷ lục được ghi nhận từ trước đến nay.
Một trong những khu du lịch nổi tiếng của Trung Quốc là khu Tây Hồ thuộc thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, chỉ số tăng trưởng bất động sản trong tháng 1 đã lên tới 12,7%, một nhân viên môi giới bất động sản tại những khu vực tập trung nhiều khu căn hộ cao cấp cho biết “ đầu năm ngoái, giá 1m2 ở đây là 20 ngàn Tệ (khoảng 54 triệu VND), nhưng giờ giá của nó là 38 ngàn Tệ (103 triệu VND).
Tuy nhiên người ta vẫn nhìn thấy rất nhiều căn hộ đã được bán nhưng vẫn để trống không có người ở, vì “có nhiều người mua với mục đích để đầu tư, rất ít người mua để ở trên thực tế”.
Thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, nằm trên quần đảo Hải Nam phía Nam Trung Quốc có mức tăng kỷ lục lên đến 29,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Có rất nhiều nguồn tiền đầu tư vào lĩnh vực này từ các tỉnh ngoài tập chung lại đây, do đó chính quyền tỉnh này đã phải áp dụng chính sách quy định đối với nhà đầu tư căn hộ rằng “mỗi cá nhân chỉ được mua tối đa là 5 căn”.
Tình hình “bong bóng” bất động sản xảy ra được cho là do sự điều chỉnh chính sách tiền tệ trong nửa đầu năm ngoái của Chính phủ, kìm hãm không để đồng Nhân dân Tệ tăng so với Đô la Mỹ, dẫn đến nguồn đầu tư trong nước chuyển hướng qua các lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc cũng đã nâng cao mức cảnh báo về các mối nghi ngại về tình hình “bong bóng” bất động sản từ cuối năm ngoái cùng với đó là hàng loạt các chính sách hỗ trợ rõ ràng nhằm hạn chế tình trạng này.
Ví dụ như, từ tuần đầu tiên của tháng 1/2010, Chính phủ nước này đã áp dụng chính sách yêu cầu trả hơn 40% tiền cọc cho cá nhân có nhu cầu muốn mua căn nhà thứ hai, để hạn chế việc mua nhà mang tính đầu cơ.
Hoặc việc ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng yêu cầu các tổ chức tài chính phải tăng tỉ lệ dự trữ tiền gửi… Dư luận cho rằng, cùng với các chính sách nhất quán và sự ứng biến nhanh chóng của Chính phủ nước này, tình hình “bong bóng” bất động sản sẽ dần dần được cải thiện.
Các khu đất nằm trong quần thể quy hoạch du lịch nghỉ dưỡng ở thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam có mức tăng gần 30%, và đang được chính phủ nước này cảnh báo về tình hình “bong bóng” bất động sản. Tuy nhiên thị trường dường như cũng đang có dấu hiệu biến chuyển khi chính phủ Trung Quốc quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát giá cả.
“Nếu không mua ngay bây giờ, thì sau này không thể mua được nữa”, một phụ nữ đã mua một căn hộ vào khoảng tháng 10 năm ngoái ở thành phố Bắc Kinh cho biết lý do tại sao cô quyết định mua nhà. Vị trí khu căn hộ năm ở khu ngoại ô phía đông cách không xa trung tâm thành phố, căn hộ rộng 65m2.
Vào thời điểm mua căn hộ, giá của nó đã khoảng 900.000 Tệ (khoảng 2,44 tỉ VND), và giá bây giờ là 1,3 triệu Tệ (khoảng 3,5 tỉ VND), sau 3 tháng giá đã tăng đến hơn 40%. “Quả là một quyết định đúng đắn ở thời điểm tôi mua nó đó”, cô thốt lên với vẻ rất mãn nguyện.
Giá bất động sản Trung Quốc đang tiếp tục tăng với tính chất “bong bóng” trên khắp cả nước. Riêng ở Bắc Kinh, chỉ số giá bất động sản tháng 1 đã tăng đến 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Các khu “đất vàng” được giao dịch trong các cuộc đấu thầu gần đây cũng đạt được các mức giá kỷ lục được ghi nhận từ trước đến nay.
Một trong những khu du lịch nổi tiếng của Trung Quốc là khu Tây Hồ thuộc thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, chỉ số tăng trưởng bất động sản trong tháng 1 đã lên tới 12,7%, một nhân viên môi giới bất động sản tại những khu vực tập trung nhiều khu căn hộ cao cấp cho biết “ đầu năm ngoái, giá 1m2 ở đây là 20 ngàn Tệ (khoảng 54 triệu VND), nhưng giờ giá của nó là 38 ngàn Tệ (103 triệu VND).
Tuy nhiên người ta vẫn nhìn thấy rất nhiều căn hộ đã được bán nhưng vẫn để trống không có người ở, vì “có nhiều người mua với mục đích để đầu tư, rất ít người mua để ở trên thực tế”.
Thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, nằm trên quần đảo Hải Nam phía Nam Trung Quốc có mức tăng kỷ lục lên đến 29,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Có rất nhiều nguồn tiền đầu tư vào lĩnh vực này từ các tỉnh ngoài tập chung lại đây, do đó chính quyền tỉnh này đã phải áp dụng chính sách quy định đối với nhà đầu tư căn hộ rằng “mỗi cá nhân chỉ được mua tối đa là 5 căn”.
Tình hình “bong bóng” bất động sản xảy ra được cho là do sự điều chỉnh chính sách tiền tệ trong nửa đầu năm ngoái của Chính phủ, kìm hãm không để đồng Nhân dân Tệ tăng so với Đô la Mỹ, dẫn đến nguồn đầu tư trong nước chuyển hướng qua các lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc cũng đã nâng cao mức cảnh báo về các mối nghi ngại về tình hình “bong bóng” bất động sản từ cuối năm ngoái cùng với đó là hàng loạt các chính sách hỗ trợ rõ ràng nhằm hạn chế tình trạng này.
Ví dụ như, từ tuần đầu tiên của tháng 1/2010, Chính phủ nước này đã áp dụng chính sách yêu cầu trả hơn 40% tiền cọc cho cá nhân có nhu cầu muốn mua căn nhà thứ hai, để hạn chế việc mua nhà mang tính đầu cơ.
Hoặc việc ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng yêu cầu các tổ chức tài chính phải tăng tỉ lệ dự trữ tiền gửi… Dư luận cho rằng, cùng với các chính sách nhất quán và sự ứng biến nhanh chóng của Chính phủ nước này, tình hình “bong bóng” bất động sản sẽ dần dần được cải thiện.
Theo KH&ĐS
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet