Gánh nặng từ “cơn lốc” đô thị hóa
Liên hiệp quốc vừa công bố báo cáo cho biết, đến cuối năm 2008, lần đầu tiên trong lịch sử, một nửa dân số thế giới sẽ sống ở thành thị.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá quá nhanh cũng làm số người sống trong các khu ổ chuột ở đô thị ngày càng tăng; đồng thời, làm tăng gánh nặng cho môi trường.
Với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, đến năm 2050, sẽ có 6,4 tỷ người trên thế giới (tương ứng với 70% dân số lúc bấy giờ) sống ở thành thị, tăng 3,3 tỷ người so với hiện nay.
Dự báo về những “siêu thành phố”
Liên hiệp quốc dự báo dân số thế giới sẽ tăng từ 6,7 tỷ người hiện nay lên tới 9,2 tỷ vào năm 2050. Như vậy, đến năm 2050, toàn thế giới sẽ có 27 “siêu thành phố” - những thành phố có số dân trên 10 triệu người - tăng so với con số 19 thành phố hiện nay, và nhiều thành phố nhỏ hơn với không quá 500.000 dân sẽ xuất hiện.
Tokyo của Nhật là thành phố đông dân nhất, có tới 35,7 triệu người. Các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc); Mumbai và New Delhi (Ấn Độ); Cairo (Ai Cập); London (Anh); Tehran (Iran); Los Angeles, New York (Mỹ); Rio de Janeiro ( Brazil)... nằm trong số 19 thành phố đông dân nhất.
Với tốc độ đô thị hóa tăng cao như hiện nay, số dân sống ở nông thôn toàn thế giới sẽ giảm dần, dự báo từ 3,4 tỷ người năm 2007 còn 2,8 tỷ năm 2050.
Tại các quốc gia nằm ở châu Âu, khu vực Bắc Mỹ và Đại Dương cũng như Mỹ Latinh và Caribe, tỷ lệ dân số sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn.
Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra chậm hơn tại khu vực châu Phi và châu Á. Hiện dân số châu Á và châu Phi chủ yếu tập trung tại nông thôn, song theo dự báo của Liên hiệp quốc, tỷ lệ dân số ở thành thị và nông thôn của hai khu vực này sẽ cân bằng trong khoảng những năm 2045-2050 đối với châu Phi và 2020-2025 đối với châu Á.
Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) đã đưa ra nhận định cảnh báo về những mặt trái của quá trình đô thị hóa quá nhanh đang diễn ra ở nhiều nơi. Theo đó, cho rằng, quá trình đô thị hóa trên thế giới, góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế cao hơn, song cũng dẫn đến hệ quả là nạn nghèo đói tăng nhanh tại các đô thị và hàng loạt vấn đề môi trường-xã hội khác.
Châu Á - Thái Bình Dương đô thị hóa nhanh nhất
Dựa theo cuốn “Phân tích niêm giám của châu Á-Thái Bình Dương”, ông Pietro Gennari, Trưởng Cơ quan thống kê của ESCAP, cho biết, đô thị hóa ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn ra nhanh nhất thế giới trong vòng 15 năm qua. Năm 1990, có 33% dân số châu Á - Thái Bình Dương sống ở thành thị, thì tới nay con số này đã tăng lên 41%.
Quá trình “di cư” từ nông thôn và thành phố diễn ra nhanh nhất là ở khu vực các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nơi tỉ lệ dân cư đô thị tăng từ 32% năm 1990 lên 45% năm 2006.
Ấn Độ đang và sẽ là nước có tốc độ đô thị hoá nhanh hàng đầu châu Á. Tại Ấn Độ, dự tính đến năm 2050 sẽ có hơn 900 triệu người dân nước Nam Á này, chiếm khoảng 55% dân số, sinh sống ở khu vực thành thị so với 300 triệu người (chiếm 30%) hiện nay. Mặc dù làn sóng di cư ra thành thị tăng mạnh, nhưng Ấn Độ vẫn sẽ là nước có số dân sống ở nông thôn đông nhất thế giới trong thời gian tới, vì dân số nước này lên tới hơn một tỷ người.
Theo các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ, Chính phủ cần thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn nhằm ngăn chặn làn sóng di cư ra đô thị của các nông gia.
Theo ESCAP, quá trình đô thị hoá có mặt trái của nó là làm số người sống trong các khu ổ chuột ở đô thị ngày càng tăng, đồng thời ảnh hưởng xấu tới cơ hội của nhiều người được tiếp cận nguồn nước sạch và môi trường vệ sinh. Hiện ở châu Á-Thái Bình Dương, cứ 5 người dân đô thị thì có 2 người phải sống trong các khu ổ chuột.
Cũng theo ESCAP, tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh còn làm tăng gánh nặng cho môi trường. Nhu cầu năng lượng trên đầu người tăng hơn gấp đôi từ năm 1990 đến năm 2004 đã khiến châu Á-Thái Bình Dương trở thành một trong những khu vực có lượng khí CO2 thải ra tăng nhanh nhất thế giới.
Trong khoảng thời gian này, lượng khí thải CO2 ở khu vực tăng từ 1,9 tấn/người lên 3,2 tấn/người. Bên cạnh đó, tỉ lệ người dân đô thị được dùng nước sạch đang giảm xuống, đặc biệt là ở các nước Indonesia, Philippines và Trung Quốc.
Với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay, đến năm 2050, sẽ có 6,4 tỷ người trên thế giới (tương ứng với 70% dân số lúc bấy giờ) sống ở thành thị, tăng 3,3 tỷ người so với hiện nay.
Dự báo về những “siêu thành phố”
Liên hiệp quốc dự báo dân số thế giới sẽ tăng từ 6,7 tỷ người hiện nay lên tới 9,2 tỷ vào năm 2050. Như vậy, đến năm 2050, toàn thế giới sẽ có 27 “siêu thành phố” - những thành phố có số dân trên 10 triệu người - tăng so với con số 19 thành phố hiện nay, và nhiều thành phố nhỏ hơn với không quá 500.000 dân sẽ xuất hiện.
Tokyo của Nhật là thành phố đông dân nhất, có tới 35,7 triệu người. Các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc); Mumbai và New Delhi (Ấn Độ); Cairo (Ai Cập); London (Anh); Tehran (Iran); Los Angeles, New York (Mỹ); Rio de Janeiro ( Brazil)... nằm trong số 19 thành phố đông dân nhất.
Với tốc độ đô thị hóa tăng cao như hiện nay, số dân sống ở nông thôn toàn thế giới sẽ giảm dần, dự báo từ 3,4 tỷ người năm 2007 còn 2,8 tỷ năm 2050.
Tại các quốc gia nằm ở châu Âu, khu vực Bắc Mỹ và Đại Dương cũng như Mỹ Latinh và Caribe, tỷ lệ dân số sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn.
Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa đang diễn ra chậm hơn tại khu vực châu Phi và châu Á. Hiện dân số châu Á và châu Phi chủ yếu tập trung tại nông thôn, song theo dự báo của Liên hiệp quốc, tỷ lệ dân số ở thành thị và nông thôn của hai khu vực này sẽ cân bằng trong khoảng những năm 2045-2050 đối với châu Phi và 2020-2025 đối với châu Á.
Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) đã đưa ra nhận định cảnh báo về những mặt trái của quá trình đô thị hóa quá nhanh đang diễn ra ở nhiều nơi. Theo đó, cho rằng, quá trình đô thị hóa trên thế giới, góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế cao hơn, song cũng dẫn đến hệ quả là nạn nghèo đói tăng nhanh tại các đô thị và hàng loạt vấn đề môi trường-xã hội khác.
Châu Á - Thái Bình Dương đô thị hóa nhanh nhất
Dựa theo cuốn “Phân tích niêm giám của châu Á-Thái Bình Dương”, ông Pietro Gennari, Trưởng Cơ quan thống kê của ESCAP, cho biết, đô thị hóa ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn ra nhanh nhất thế giới trong vòng 15 năm qua. Năm 1990, có 33% dân số châu Á - Thái Bình Dương sống ở thành thị, thì tới nay con số này đã tăng lên 41%.
Quá trình “di cư” từ nông thôn và thành phố diễn ra nhanh nhất là ở khu vực các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nơi tỉ lệ dân cư đô thị tăng từ 32% năm 1990 lên 45% năm 2006.
Ấn Độ đang và sẽ là nước có tốc độ đô thị hoá nhanh hàng đầu châu Á. Tại Ấn Độ, dự tính đến năm 2050 sẽ có hơn 900 triệu người dân nước Nam Á này, chiếm khoảng 55% dân số, sinh sống ở khu vực thành thị so với 300 triệu người (chiếm 30%) hiện nay. Mặc dù làn sóng di cư ra thành thị tăng mạnh, nhưng Ấn Độ vẫn sẽ là nước có số dân sống ở nông thôn đông nhất thế giới trong thời gian tới, vì dân số nước này lên tới hơn một tỷ người.
Theo các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ, Chính phủ cần thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn nhằm ngăn chặn làn sóng di cư ra đô thị của các nông gia.
Theo ESCAP, quá trình đô thị hoá có mặt trái của nó là làm số người sống trong các khu ổ chuột ở đô thị ngày càng tăng, đồng thời ảnh hưởng xấu tới cơ hội của nhiều người được tiếp cận nguồn nước sạch và môi trường vệ sinh. Hiện ở châu Á-Thái Bình Dương, cứ 5 người dân đô thị thì có 2 người phải sống trong các khu ổ chuột.
Cũng theo ESCAP, tốc độ phát triển kinh tế quá nhanh còn làm tăng gánh nặng cho môi trường. Nhu cầu năng lượng trên đầu người tăng hơn gấp đôi từ năm 1990 đến năm 2004 đã khiến châu Á-Thái Bình Dương trở thành một trong những khu vực có lượng khí CO2 thải ra tăng nhanh nhất thế giới.
Trong khoảng thời gian này, lượng khí thải CO2 ở khu vực tăng từ 1,9 tấn/người lên 3,2 tấn/người. Bên cạnh đó, tỉ lệ người dân đô thị được dùng nước sạch đang giảm xuống, đặc biệt là ở các nước Indonesia, Philippines và Trung Quốc.
Theo VnEconomy
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet