Duyệt quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 với diện tích khoảng 10.184 ha.
Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt bao gồm các xã A Đớt, Hương Lâm và và một phần xã A Roàng thuộc huyện A Lưới.
Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt là Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm thương mại - dịch vụ - du lịch - công nghiệp - đô thị và nông lâm nghiệp.
Đây là cửa ngõ giao thương quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch của vùng phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quy mô dân số của Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt đến năm 2020 khoảng 20.000 người; đến năm 2030 khoảng 27.000 người.
Hướng phát triển không gian chính theo thung lũng ven sông A Ráp
Hướng phát triển không gian chính của Khu kinh tế theo thung lũng ven sông A Ráp, thuộc xã A Đớt và xã Hương Lâm. Nâng cấp xã A Đớt đạt chuẩn đô thị loại 5.
Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt có 7 phân khu chức năng gồm: 1- Khu đô thị Hương Lâm; 2- Khu công nghiệp Hương Lâm; 3- Khu vực cửa khẩu A Đớt; 4- Khu đô thị trung tâm A Đớt; 5- Khu đô thị sinh thái và du lịch A Roàng; 6- Khu vực phát triển nông lâm nghiệp và dự phòng (khu vực xây dựng phi tập trung); 7- Khu bảo tồn hạn chế xây dựng.
Trong đó, khu đô thị Hương Lâm là cửa ngõ của Khu kinh tế về phía A Lưới, với hướng phát triển là khu ở kết hợp dịch vụ, có quy mô đất xây dựng 110 ha, dân số 4.500 - 5.000 người.
Khu công nghiệp Hương Lâm gồm các khu vực xây dựng nhà máy, kho bãi và khu dịch vụ công nghiệp. Các loại hình sản xuất chính là chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp; vật liệu xây dựng, da giày, dệt may và các loại hình công nghiệp khác.
Khu vực cửa khẩu A Đớt là khu kiểm soát cửa khẩu A Đớt và khu thương mại công nghiệp (khu phi thuế quan). Nâng cấp cửa khẩu A Đớt thành cửa khẩu chính để tạo điều kiện cho giao thương và đầu tư với quy mô khoảng 70 ha.
Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt là Khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm thương mại - dịch vụ - du lịch - công nghiệp - đô thị và nông lâm nghiệp.
Đây là cửa ngõ giao thương quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch của vùng phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.
Quy mô dân số của Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt đến năm 2020 khoảng 20.000 người; đến năm 2030 khoảng 27.000 người.
Hướng phát triển không gian chính theo thung lũng ven sông A Ráp
Hướng phát triển không gian chính của Khu kinh tế theo thung lũng ven sông A Ráp, thuộc xã A Đớt và xã Hương Lâm. Nâng cấp xã A Đớt đạt chuẩn đô thị loại 5.
Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt có 7 phân khu chức năng gồm: 1- Khu đô thị Hương Lâm; 2- Khu công nghiệp Hương Lâm; 3- Khu vực cửa khẩu A Đớt; 4- Khu đô thị trung tâm A Đớt; 5- Khu đô thị sinh thái và du lịch A Roàng; 6- Khu vực phát triển nông lâm nghiệp và dự phòng (khu vực xây dựng phi tập trung); 7- Khu bảo tồn hạn chế xây dựng.
Trong đó, khu đô thị Hương Lâm là cửa ngõ của Khu kinh tế về phía A Lưới, với hướng phát triển là khu ở kết hợp dịch vụ, có quy mô đất xây dựng 110 ha, dân số 4.500 - 5.000 người.
Khu công nghiệp Hương Lâm gồm các khu vực xây dựng nhà máy, kho bãi và khu dịch vụ công nghiệp. Các loại hình sản xuất chính là chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp; vật liệu xây dựng, da giày, dệt may và các loại hình công nghiệp khác.
Khu vực cửa khẩu A Đớt là khu kiểm soát cửa khẩu A Đớt và khu thương mại công nghiệp (khu phi thuế quan). Nâng cấp cửa khẩu A Đớt thành cửa khẩu chính để tạo điều kiện cho giao thương và đầu tư với quy mô khoảng 70 ha.
(Theo Chinhphu)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet