Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, Bình Dương có 3 thành phố, 2 thị xã, 4 huyện
Theo nhiệm vụ quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố với 3 thành phố, 2 thị xã và 4 huyện.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Theo đó, tổng diện tích tự nhiên theo quy hoạch là hơn 2.694km2. Bình Dương sẽ 3 thành phố (Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một), 2 thị xã (Bến Cát, Tân Uyên) và 4 huyện (Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo).
Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030 phải phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm của cả nước; đồng thời cụ thể hóa các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, quy hoạch vùng Đông Nam Bộ...
Một góc TP. Thủ Dầu Một
Mục tiêu lập quy hoạch gồm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
Quy hoạch cần định hướng phân bố không gian có tính chiến lược các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là không gian cho hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu; tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ, thống nhất với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu giao thương, hợp tác, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế; hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường...
Quy hoạch tỉnh cũng đưa ra các quan điểm phát triển, tầm nhìn và mục tiêu phát triển mới; đề xuất danh mục các dự án đầu tư quan trọng, cũng như chuẩn bị nguồn lực để triển khai thực hiện quy hoạch theo các kịch bản khác nhau; đề xuất các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp để đẩy nhanh việc thực hiện các khâu đột phá chiến lược.
Quá trình lập quy hoạch cần ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu; phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật.
Khánh Trang
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet