Dừng xây sân golf trong khu công nghệ cao Hòa Lạc
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo, không xây dựng sân golf trong khu công nghệ cao Hòa Lạc. Phiên họp thường kì tới đây của Chính phủ cũng sẽ xem xét đề xuất của Hà Nội về việc dừng 10 dự án sân golf.
Ý kiến chỉ đạo không xây dựng sân golf tại khu công nghệ cao Hòa Lạc được Thủ tướng đưa ra tại phiên họp thường kì của Chính phủ đầu tháng 8.
Tiếp đó, ngày 26/8, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với báo cáo của UBND TP Hà Nội về tình hình thực hiện các dự án sân golf trên địa bàn (trong đó có đề nghị dừng 10 dự án sân golf và tiếp tục thực hiện 5 dự án sân golf).
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét các đề nghị của UBND thành phố Hà Nội tại báo cáo trên và hoàn chỉnh đề án Qui hoạch phát triển hệ thống sân golf Việt Nam đến năm 2020, báo cáo tại phiên họp thường kì Chính phủ tháng 8/2009.
Trong cáo của Hà Nội gửi Thủ tướng, có 10 sân golf (trong tổng số 19 dự án sân golf) được đề nghị dừng, chuyển đổi mục đích đầu tư là: Dự án sân golf trong Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu, Khu đô thị golf Mê Linh, sân golf hồ Đồng Sương, Khu du lịch đô thị sinh thái và sân golf Phú Mãn, sân golf Temple Golf&Resort Chương Mỹ, Khu luyện tập thể thao vui chơi giải trí Mễ Trì, Khu đô thị du lịch sinh thái và sân golf Long Biên, sân golf 36 lỗ kết hợp công viên cây xanh và khu du lịch Thanh Trì, Sân golf hồ Cẩm Quỳ và sân golf quốc tế hồ Mèo Gù.
Nếu đề xuất này của Hà Nội được Thủ tướng chấp thuận, tổng cộng sẽ có 11 dự án sân golf trên địa bàn thành phố phải dừng (kể cả dự án sân golf trong khu công nghệ cao Hòa Lạc). 8 sân golf còn lại, gồm 4 sân golf đã hoàn thành, đang đi vào hoạt động (sân Vân Trì, Đồng Mô, Hà Nội, hồ Văn Sơn) và 4 dự án được đề nghị tiếp tục triển khai (sân golf quốc tế Sóc Sơn, sân golf và dịch vụ Long Biên, sân golf trong Khu du lịch đô thị sinh thái hồ Quan Sơn, Khu du lịch quốc tế Tản Viên).
Liên quan đến dự án sân golf trong Khu du lịch quốc tế Tản Viên, dự án làm tốn nhiều giấy mực trong thời gian qua, ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội cho rằng, thành phố chỉ cho phép tiến hành giai đoạn 1 khu du lịch này và chỉ lấy 158 ha đất của các đảo trong lòng hồ, không lấy ra bên ngoài.
“Dự án này chưa lấy đến đất của trại giống nào, kẻ cả trại giống Moncada”, ông Thịnh khẳng định.
Cũng theo ông Thịnh, sở dĩ thành phố đề nghị tiếp tục dự án là nhằm đáp ứng nguyện vọng của UBND huyện Ba Vì. Cụ thể, đây là huyện nghèo và đã có nhiều dự án thuộc các lĩnh vực khác, trong khi huyện có cảnh quan môi trường phù hợp với du lịch, nhưng lại thiếu dự án cho lĩnh vực này.
Về mối lo ngại dự án ảnh hưởng đến hồ Suối Hai, ông Thịnh cho biết, chủ đầu tư dự án đã tính tới vấn đề giữ mực nước ổn định cho hồ. Đơn vị làm sân golf đã cam kết cùng huyện xây dựng trạm bơm phục vụ cho việc tưới tiêu nước.
Tiếp đó, ngày 26/8, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với báo cáo của UBND TP Hà Nội về tình hình thực hiện các dự án sân golf trên địa bàn (trong đó có đề nghị dừng 10 dự án sân golf và tiếp tục thực hiện 5 dự án sân golf).
Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét các đề nghị của UBND thành phố Hà Nội tại báo cáo trên và hoàn chỉnh đề án Qui hoạch phát triển hệ thống sân golf Việt Nam đến năm 2020, báo cáo tại phiên họp thường kì Chính phủ tháng 8/2009.
Trong cáo của Hà Nội gửi Thủ tướng, có 10 sân golf (trong tổng số 19 dự án sân golf) được đề nghị dừng, chuyển đổi mục đích đầu tư là: Dự án sân golf trong Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Tuần Châu, Khu đô thị golf Mê Linh, sân golf hồ Đồng Sương, Khu du lịch đô thị sinh thái và sân golf Phú Mãn, sân golf Temple Golf&Resort Chương Mỹ, Khu luyện tập thể thao vui chơi giải trí Mễ Trì, Khu đô thị du lịch sinh thái và sân golf Long Biên, sân golf 36 lỗ kết hợp công viên cây xanh và khu du lịch Thanh Trì, Sân golf hồ Cẩm Quỳ và sân golf quốc tế hồ Mèo Gù.
Nếu đề xuất này của Hà Nội được Thủ tướng chấp thuận, tổng cộng sẽ có 11 dự án sân golf trên địa bàn thành phố phải dừng (kể cả dự án sân golf trong khu công nghệ cao Hòa Lạc). 8 sân golf còn lại, gồm 4 sân golf đã hoàn thành, đang đi vào hoạt động (sân Vân Trì, Đồng Mô, Hà Nội, hồ Văn Sơn) và 4 dự án được đề nghị tiếp tục triển khai (sân golf quốc tế Sóc Sơn, sân golf và dịch vụ Long Biên, sân golf trong Khu du lịch đô thị sinh thái hồ Quan Sơn, Khu du lịch quốc tế Tản Viên).
Liên quan đến dự án sân golf trong Khu du lịch quốc tế Tản Viên, dự án làm tốn nhiều giấy mực trong thời gian qua, ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội cho rằng, thành phố chỉ cho phép tiến hành giai đoạn 1 khu du lịch này và chỉ lấy 158 ha đất của các đảo trong lòng hồ, không lấy ra bên ngoài.
“Dự án này chưa lấy đến đất của trại giống nào, kẻ cả trại giống Moncada”, ông Thịnh khẳng định.
Cũng theo ông Thịnh, sở dĩ thành phố đề nghị tiếp tục dự án là nhằm đáp ứng nguyện vọng của UBND huyện Ba Vì. Cụ thể, đây là huyện nghèo và đã có nhiều dự án thuộc các lĩnh vực khác, trong khi huyện có cảnh quan môi trường phù hợp với du lịch, nhưng lại thiếu dự án cho lĩnh vực này.
Về mối lo ngại dự án ảnh hưởng đến hồ Suối Hai, ông Thịnh cho biết, chủ đầu tư dự án đã tính tới vấn đề giữ mực nước ổn định cho hồ. Đơn vị làm sân golf đã cam kết cùng huyện xây dựng trạm bơm phục vụ cho việc tưới tiêu nước.
Theo Dan Tri
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet