Đồng Tháp: Đầu tư trên 8.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đã chủ trì cuộc họp giữa các sở, ban, ngành liên quan nhằm đóng góp ý kiến hoàn chỉnh Đề án phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, mục tiêu của Đề án là phấn đấu đến năm 2015 đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho khoảng 60% sinh viên tại các cơ sở đào tạo đóng trên địa bàn tỉnh, 50% công nhân lao động và thực hiện thí điểm 1.500 căn nhà cho những người có thu nhập thấp; định hướng đến năm 2020, có khoảng 13.500 sinh viên và 28.500 công nhân được giải quyết vấn đề chỗ ở, tiếp tục xây dựng 2.000 căn nhà cho người thu nhập thấp.
Dự kiến tổng mức đầu tư cho Đề án này là trên 8.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch đến năm 2015 sẽ thực hiện các dự án nhà ở cho sinh viên các trường: Đại học Đồng Tháp, Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Y tế và các trường trung cấp nghề; nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trong tỉnh: Khu công nghiệp Trần Quốc Toản, Sa Đéc, Châu Thành, Tam Nông và nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại thành phố Cao Lãnh, thị xã Hồng Ngự và thị xã Sa Đéc.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương yêu cầu Sở Xây dựng tỉnh phân kỳ nguồn vốn đầu tư, có lộ trình rõ ràng và xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm cho Đề án. Ngoài ra, đơn vị cần tiếp thu và hoàn chỉnh Đề án dựa trên ý kiến đóng góp của các sở, ngành tại cuộc họp và hoàn thành trình UBND tỉnh xem xét trong cuộc họp thường kỳ tháng 7.
Dự kiến tổng mức đầu tư cho Đề án này là trên 8.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch đến năm 2015 sẽ thực hiện các dự án nhà ở cho sinh viên các trường: Đại học Đồng Tháp, Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Y tế và các trường trung cấp nghề; nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trong tỉnh: Khu công nghiệp Trần Quốc Toản, Sa Đéc, Châu Thành, Tam Nông và nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại thành phố Cao Lãnh, thị xã Hồng Ngự và thị xã Sa Đéc.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương yêu cầu Sở Xây dựng tỉnh phân kỳ nguồn vốn đầu tư, có lộ trình rõ ràng và xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm cho Đề án. Ngoài ra, đơn vị cần tiếp thu và hoàn chỉnh Đề án dựa trên ý kiến đóng góp của các sở, ngành tại cuộc họp và hoàn thành trình UBND tỉnh xem xét trong cuộc họp thường kỳ tháng 7.
(Theo Báo Xây dựng)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet