Hà Nội: Đưa quy hoạch xanh thành bản sắc?
Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đưa tất cả các quy hoạch tuân thủ theo quy hoạch chung là dành 70% đất cho không gian công cộng, không gian Xanh, 30% còn lại là đất xây dựng.
Một nội dung quan trọng trong chương trình của Hội nghị lần thứ 6 - Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá 15 đang diễn ra tại Hà Nội là "Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị". Làm thế nào để giải quyết một khối lượng tới 500 dự án quy hoạch lớn nhỏ đạt chất lượng cao là một bài toán không hề dễ dàng đối với Thủ đô.
Phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Thế Thảo- Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về vấn đề này.
- Thưa ông, những công việc cần phải giải quyết trước mắt của công tác quy hoạch đô thị của Hà Nội là gì?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Trong năm nay, Hà Nội sẽ phê duyệt xong quy hoạch 17 phân khu. Ngoài ra cũng phải xây dựng xong quy hoạch những tuyến phố chính từ sân bay Nội Bài về đến cầu Nhật Tân, các tuyến phố hướng tâm, các trung tâm công cộng mới như Trung tâm Tây Hồ Tây…
Thành phố hiện tập trung và huy động nguồn lực để đẩy nhanh và nâng cao chất lượng của công tác quy hoạch này. Đây là khối lượng quy hoạch khổng lồ, đòi hỏi phải có một đội ngũ về chuyên gia, kiến trúc sư và các ngành tham gia. Thành phố cũng đã ưu tiên tập trung kinh phí cho công tác quy hoạch.
- Trên thực tế vẫn đang tồn tại tình trạng phá vỡ, hoặc thực hiện sai quy hoạch. Chúng ta sẽ xử lý vấn đề này ra sao, thưa ông?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Đương nhiên đối với những công trình xây dựng chưa phù hợp với quy hoạch thì phải xử lý, nhưng tuỳ theo tính chất, quy mô và chất lượng công trình. Trong quy hoạch, những công trình nào giữ lại, chúng tôi đã nêu ra, còn những công trình nào cần cải tạo cho phù hợp thì chúng ta sẽ làm từng bước.
- Thưa ông, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ phân cấp cho chính quyền cấp dưới như thế nào để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác quy hoạch?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Vừa qua, Hà Nội đã đẩy mạnh công tác phân cấp cho các chính quyền quận, huyện kể cả trong công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý. Nhất là công tác quản lý.
Tới đây, trên cơ sở kết quả nâng cấp vừa qua, chúng tôi sẽ rà soát, điều chỉnh lại, làm sao để khi phân cấp phải tăng cường hơn trách nhiệm và quyền hạn đối với cấp dưới, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác này. Đi liền với đó là hướng dẫn, kiểm tra của cấp trên.
- Nhưng hầu hết các quận, huyện đều kêu thiếu những người am hiểu về công tác quy hoạch?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Đây cũng là vấn đề khó khăn với thành phố vì đội ngũ chuyên gia tham gia vào công tác quy hoạch quả thực là khan hiếm. Chúng tôi sẽ huy động đội ngũ cán bộ trong nước và nước ngoài. Nhất là các tổ chức tư vấn có kinh nghiệm và tên tuổi để tham gia vào các quy hoạch chi tiết, các tổ chức không gian về kiến trúc, những trung tâm lớn, tuyến phố chính.
Thành ủy coi đây là một trong những chương trình công tác lớn để bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kiến thức và trách nhiệm của đội ngũ quản lý đô thị. Chúng tôi cùng với các trường Kiến trúc sẽ mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để bổ sung kiến thức cho cán bộ làm công tác quy hoạch.
- Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung ưu tiên công tác quy hoạch đô thị như thế nào để tạo nên một Thủ đô Hà Nội có bản sắc riêng?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Trong mục tiêu và định hướng quy hoạch của Hà Nội, chúng tôi đặt ra mục tiêu quy hoạch Hà Nội trở thành một đô thị Xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại. Có thể nói, bản sắc của Hà Nội chính là quy hoạch Xanh, đô thị Xanh.
Trong thời gian tới, tất cả các quy hoạch sẽ phải tuân thủ theo quy hoạch chung là dành 70% đất cho không gian công cộng, không gian Xanh, 30% còn lại là đất xây dựng. Trong các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết, phải lượng hoá mục tiêu và chỉ tiêu phấn đấu này. Nhất là trong các khu đô thị cũ, chúng tôi cố gắng làm sao trong quá trình di chuyển các đơn vị, cơ quan ra khỏi khu đô thị lõi để dành phần đất đó để đầu tư vào công trình hạ tầng công cộng nói chung, không gian xanh nói riêng.
Các đô thị mới cũng phải tuân thủ theo tiêu chuẩn và quy định ngay từ lúc lập quy hoạch ban đầu, đảm bảo đúng quy hoạch mà Thủ tướng đã phê duyệt.
Xin cảm ơn ông!./.
Phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Thế Thảo- Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về vấn đề này.
Tương lai, Hà Nội sẽ dành 70% diện tích đất cho cây xanh và không gian công cộng |
- Thưa ông, những công việc cần phải giải quyết trước mắt của công tác quy hoạch đô thị của Hà Nội là gì?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Trong năm nay, Hà Nội sẽ phê duyệt xong quy hoạch 17 phân khu. Ngoài ra cũng phải xây dựng xong quy hoạch những tuyến phố chính từ sân bay Nội Bài về đến cầu Nhật Tân, các tuyến phố hướng tâm, các trung tâm công cộng mới như Trung tâm Tây Hồ Tây…
Thành phố hiện tập trung và huy động nguồn lực để đẩy nhanh và nâng cao chất lượng của công tác quy hoạch này. Đây là khối lượng quy hoạch khổng lồ, đòi hỏi phải có một đội ngũ về chuyên gia, kiến trúc sư và các ngành tham gia. Thành phố cũng đã ưu tiên tập trung kinh phí cho công tác quy hoạch.
- Trên thực tế vẫn đang tồn tại tình trạng phá vỡ, hoặc thực hiện sai quy hoạch. Chúng ta sẽ xử lý vấn đề này ra sao, thưa ông?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Đương nhiên đối với những công trình xây dựng chưa phù hợp với quy hoạch thì phải xử lý, nhưng tuỳ theo tính chất, quy mô và chất lượng công trình. Trong quy hoạch, những công trình nào giữ lại, chúng tôi đã nêu ra, còn những công trình nào cần cải tạo cho phù hợp thì chúng ta sẽ làm từng bước.
- Thưa ông, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ phân cấp cho chính quyền cấp dưới như thế nào để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác quy hoạch?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Vừa qua, Hà Nội đã đẩy mạnh công tác phân cấp cho các chính quyền quận, huyện kể cả trong công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý. Nhất là công tác quản lý.
Tới đây, trên cơ sở kết quả nâng cấp vừa qua, chúng tôi sẽ rà soát, điều chỉnh lại, làm sao để khi phân cấp phải tăng cường hơn trách nhiệm và quyền hạn đối với cấp dưới, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác này. Đi liền với đó là hướng dẫn, kiểm tra của cấp trên.
- Nhưng hầu hết các quận, huyện đều kêu thiếu những người am hiểu về công tác quy hoạch?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Đây cũng là vấn đề khó khăn với thành phố vì đội ngũ chuyên gia tham gia vào công tác quy hoạch quả thực là khan hiếm. Chúng tôi sẽ huy động đội ngũ cán bộ trong nước và nước ngoài. Nhất là các tổ chức tư vấn có kinh nghiệm và tên tuổi để tham gia vào các quy hoạch chi tiết, các tổ chức không gian về kiến trúc, những trung tâm lớn, tuyến phố chính.
Thành ủy coi đây là một trong những chương trình công tác lớn để bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kiến thức và trách nhiệm của đội ngũ quản lý đô thị. Chúng tôi cùng với các trường Kiến trúc sẽ mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để bổ sung kiến thức cho cán bộ làm công tác quy hoạch.
- Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung ưu tiên công tác quy hoạch đô thị như thế nào để tạo nên một Thủ đô Hà Nội có bản sắc riêng?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Trong mục tiêu và định hướng quy hoạch của Hà Nội, chúng tôi đặt ra mục tiêu quy hoạch Hà Nội trở thành một đô thị Xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại. Có thể nói, bản sắc của Hà Nội chính là quy hoạch Xanh, đô thị Xanh.
Trong thời gian tới, tất cả các quy hoạch sẽ phải tuân thủ theo quy hoạch chung là dành 70% đất cho không gian công cộng, không gian Xanh, 30% còn lại là đất xây dựng. Trong các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết, phải lượng hoá mục tiêu và chỉ tiêu phấn đấu này. Nhất là trong các khu đô thị cũ, chúng tôi cố gắng làm sao trong quá trình di chuyển các đơn vị, cơ quan ra khỏi khu đô thị lõi để dành phần đất đó để đầu tư vào công trình hạ tầng công cộng nói chung, không gian xanh nói riêng.
Các đô thị mới cũng phải tuân thủ theo tiêu chuẩn và quy định ngay từ lúc lập quy hoạch ban đầu, đảm bảo đúng quy hoạch mà Thủ tướng đã phê duyệt.
Xin cảm ơn ông!./.
(Theo VOV)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet