Kết quả cho thấy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nước ta bị coi là bất hợp pháp, nhưng vẫn có tới gần 3,8% số người được phỏng vấn đã trả lời là đã từng bán đất trong giai đoạn từ 1980 - 1988. Các giai đoạn tiếp theo, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở nước ta cứ tăng dần theo tỷ lệ: 4,67% (giai đoạn 1998 - 2003) và từ năm 2003 đến nay đã lên tới 6,22%.

Vùng có số hộ chuyển nhượng đất cao nhất là Đông Nam Bộ (hơn 48%), Tây Nguyên (41%), đồng bằng sông Cửu Long (32%) và tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng.

Nguyên nhân chính để người dân vùng nông thôn chuyển nhượng quyền sử dụng đất là do tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh nên họ bị thu hồi đất; đồng thời họ cũng rất cần tiền đầu tư cho sản xuất (làm trang trại, mua sắm máy móc...), chuyển sang làm việc khác, để trả nợ, xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ dùng gia đình...

Hầu hết nông dân khu vực miền Trung, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng núi trung du phía Bắc vẫn có tâm lý “tự túc, tự cấp” nên nhiều người tuy đã chuyển nghề, thậm chí đã ly hương, nhưng vẫn giữ đất sản xuất.

Các nhà khoa học đã cảnh báo, việc chuyển đổi này cần phải có quy hoạch, sự tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng của các nhà quản lý, không để ảnh hưởng lớn tới an ninh lương thực của quốc gia.

Theo Hà Nội Mới

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME